- Vai trò của Ban thanhtra nhân dân và của công dân trong phòng, chống tham nhũng
2.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong
trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong phòng, chống tham nhũng
Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí đưa ra nhận định: “Tình hình tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”. Trước tình hình đó, Nghị quyết đã đề ra chủ trương, giải pháp, trong đó nhấn mạnh cần huy động sự tham gia của toàn xã hội trong công tác này, trong đó nhấn mạnh vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức quần chúng, chú trọng kiểm tra, thanh tra, giám sát việc sử dụng các quỹ từ thiện, nhân đạo. Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Nâng cao hiệu quả thanh tra nhân dân, khắc phục bệnh hình thức.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, nơi tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân góp phần xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh; tham gia xây dựng chỉnh đốn Đảng, thực hiện giám sát của nhân dân đối với công tác và đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, đảng viên, đại biểu dân cử và cơ quan nhà nước...”
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nêu rõ: “Nhà nước cần ban hành cơ chế, chính sách để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội”, “Đảng đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên chỉ đạo thực hiện tốt công tác giám sát, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí”.
Trên cơ sở quán triệt các quan điểm của Đảng về phòng, chống tham nhũng, Luật phòng, chống tham nhũng quy định trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc phòng chống tham nhũng: “Động viên nhân dân tích cực tham gia vào việc phòng, chống tham nhũng; phát hiện, kiến nghị cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng; giám sát việc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng đồng thời yêu cầu cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện
pháp phòng ngừa tham nhũng, xác minh vụ việc tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng; cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền phải xem xét trả lời trong thời gian công tác phòng, chống tham nhũng với các nội dung:
- Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên truyền, giáo dục nhân dân và các thành viên tổ chức mình thực hiện các qui định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; kiến nghị các biện pháp nhằm phát hiện và phòng ngừa tham nhũng;
- Phối hợp với các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
- Động viên nhân dân tham gia tích cực vào việc phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng;
- Cung cấp thông tin và phối hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xác minh, xử lý vụ việc tham nhũng;
- Thông qua hoạt động của mình để giám sát, phát hiện tham nhũng như: + Thông qua công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; + Thông qua việc tiếp xúc giữa đại biểu dân cử với cử tri và việc tổng hợp những ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân;
+ Thông qua công tác chỉ đạo hoạt động giám sát của Ban Thanh tra nhân dân; + Thông qua công tác tiếp dân, xử lý đơn như khiếu nại tố cáo của công dân. Trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp phòng, chống tham nhũng, xác minh vụ việc tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải xem xét, trả lời trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá ba mươi ngày.
Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các qui định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Hội nghị lần thứ 3 Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VI đã thông qua Nghị quyết chuyên đề về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Nghị quyết đã xác định rõ, “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng là tham gia vào cuộc đấu tranh đầy gay go, phức tạp và gian khổ; đòi hỏi phải có quyết tâm cao, bản lĩnh vững vàng, có giải pháp phù hợp, thực hiện kiên trì bền bỉ và lâu dài. Hội nghị đã đề ra Chương trình tham gia thực hiện Luật Phòng, chống tham
nhũng với những nội dung cụ thể, bao gồm:
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng trong các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh thiếu niên, đoàn viên, hội viên, cán bộ công chức, mọi người noi gương sống cần kiệm liêm chính, chí công vô tư của Hồ Chủ tịch. Đẩy mạnh việc tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về Luật Phòng, chống tham nhũng, tạo dư luận mạnh mẽ trong xã hội, kiên quyết lên án mọi hành vi tham nhũng và tích cực tham gia chống tham nhũng, lãng phí.
- Thực hiện tốt công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đối với việc phòng, chống tham nhũng, lãng phí
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện tốt công tác hiệp thương trong các cuộc bầu cử địa biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, kiên quyết loại khỏi danh sách hiệp thương, giới thiệu ứng cử những người đã phát hiện có vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực, vi phạm đạo đức lối sống và những người không được cử tri nơi công tác, nơi cư trú tín nhiệm.
- Động viên các tầng lớp nhân dân, hội viên, đoàn viên tích cực phát hiện tố cáo những hành vi tham nhũng, có biện pháp bảo vệ và hình thức khen thưởng xứng đáng đối với những người đã có hành động dũng cảm phát hiện tố cáo những hành vi tham nhũng và sự phát hiện, tố cáo đúng, chính xác.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải tự mình nghiêm chỉnh thực hiện chính sách, pháp luật và những quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng. Thường xuyên kiểm tra, rà soát hoạt động của các ban, đơn vị kinh tế, các quỹ, các chương trình, dự án do Ủy ban Mặt trận Tổ chức các cấp, các tổ chức thành viên quản lý và công tác quản lý tài chính, tài sản của cơ quan Mặt trận, tổ chức thành viên, không để xảy ra tham nhũng trong các tổ chức và thành viên của Mặt trận. Người đứng đầu cơ quan Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên các cấp phải chịu tránh nhiệm nếu để xảy ra tham nhũng ở cơ quan nơi mình trực tiếp lãnh đạo quản lý.
Với vai trò là tổ chức chính trị - xã hội lớn nhất Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc luôn đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động chính trị - xã hội, hỗ trợ Nhà nước thực hiện có hiệu quả nhiều chính sách, pháp luật thông qua các hoạt động tuyên truyền, động viên nhân dân tích cực tham gia vào việc phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng, giám sát tổ chức và hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức và các cơ quan nhà nước. Việc thực hiện các chức năng này của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên có thể độc lập hoặc thực hiện phối hợp với các cơ quan chức năng, nhất là các cơ quan phòng, chống tham nhũng chuyên trách. Trong thời gian qua, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã
ban hành các văn bản phối hợp nhằm đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục nhân dân và các tổ chức thành viên của Mặt trận thực hiện các qui định của pháp luật về phòng,