VAI TRÒCỦA CÔNG DÂN TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Một phần của tài liệu PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 81)

- Vai trò của Ban thanhtra nhân dân và của công dân trong phòng, chống tham nhũng

2.4. VAI TRÒCỦA CÔNG DÂN TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

quan đến doanh nghiệp, có rất nhiều sáng kiến đã được xây dựng và triển khai. Tại Hội thảo giới thiệu quy tắc ứng xử trong kinh doanh của APEC cho cộng đồng các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) đã giới thiệu các nguyên tắc kinh doanh chống hối lộ dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) đã chỉ ra các hành vi hối lộ trong hoạt động kinh doanh phổ biến hiện nay bao gồm: quà tặng, giải trí, xung đột lợi ích, đóng góp từ thiện, tài trợ, trả tiền bôi trơn... TI đưa ra khuyến cáo các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nên xây dựng quy tắc ứng xử trong kinh doanh của mình theo quan điểm: không nhận hối lộ và không đồng ý việc nhận hối lộ; không thực hiện hối lộ cũng như không bỏ qua việc đưa hối lộ. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện hoạt động kinh doanh lành mạnh, cạnh tranh công bằng, không tìm kiếm hợp đồng từ những hành vi hối lộ. Theo VCCI, doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam bị đòi hối lộ, bị mất hợp đồng, mất cơ hội làm ăn vì không chịu đưa hối lộ là khá phổ biến. Trước tình hình đó, Chính phủ đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống tham nhũng. Một trong những nỗ lực đó là đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của các cấp, các ngành trong công tác phòng chống tham nhũng.

Do nhận thức về tác hại của tham nhũng tới cộng đồng của các doanh nghiệp ở Việt Nam còn thấp, vì vậy một trong những hoạt động cần thực hiện là nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về tác hại của tham nhũng thông qua các khoá huấn luyện đào tạo cho các doanh nghiệp. Từ đó góp phần vào văn hóa nói “không” với tham nhũng trong các doanh nghiệp tại Việt Nam.

2.4. VAI TRÒ CỦA CÔNG DÂN TRONG PHÒNG, CHỐNG THAMNHŨNG NHŨNG

2.4. VAI TRÒ CỦA CÔNG DÂN TRONG PHÒNG, CHỐNG THAMNHŨNG NHŨNG

Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí coi tăng cường giám sát của nhân dân và cơ quan dân cử là một trong những giải pháp cơ bản nhằm ngăn ngừa tham nhũng. Trong đó nhấn mạnh cần tăng cường công tác giám sát của Mặt trận quần chúng; chú trọng kiểm tra, thanh tra. giám sát việc sử dụng các quỹ từ thiện, nhân đạo. Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ so gắn với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Nâng cao hiệu quả thanh tra nhân dân, khắc phục bệnh hình thức.

Một phần của tài liệu PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 81)