Vai trò của báo chí và các phương tiện truyền thông trong phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 37 - 39)

xác định, do vậy, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều được tiến hành ở cả khu vực công và khu vực doanh nghiệp. Bên cạnh Công ước Phòng, chống tham nhũng của Liên hợp quốc thì các tổ chức phi chính phủ trên thế giới cũng có các Hiệp ước qui định về phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư như Công ước Chống hối lộ công chức nước ngoài trong các giao dịch kinh doanh quốc tế của OECD... Điều đó cho thấy doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở mọi nơi trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Việt Nam, chúng ta chủ trương phòng, chống tham nhũng trong khu vực công là chủ yếu bởi chúng ta xã định phòng, chống tham nhũng có trọng tâm, trọng điểm và muốn tập trung lực lượng để chống tham nhũng có hiệu quả. Tuy vậy, doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề luôn được xác định là một trong những chủ thể đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh này. Phát huy vai trò của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng luôn được gắn với việc xây dựng đạo đức kinh doanh và văn hóa của doanh nghiệp, xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Vì vậy, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng vừa là trách nhiệm vừa là đòi hỏi tất yếu của doanh nghiệp và những người hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

- Vai trò của báo chí và các phương tiện truyền thông trong phòng, chốngtham nhũng tham nhũng

Khi bàn về vai trò của báo chí đối với công tác phòng, chống tham ô, lãng phí Bác Hồ đã từng nói: “Các báo chí phân biệt: có thứ trộm cắp xấu xa, kín đáo, có thứ trộm cắp đường hoàng”. Báo chí phải tạo nên một phong trào quần chúng gớm ghét, bao vây lũ giặc ấy... gây nên cuộc vận động trong công nông chống trộm cắp: làm cho lũ trộm cắp “đường hoàng” cũng như trộm cắp kín đáo - không sống còn được”. Đây là một công việc khó khăn, phức tạp, hiểm nghèo, nhưng nhà báo không được phép lùi bước, phải làm thật tốt để đáp ứng đòi hỏi chính đáng của đông đảo quần chúng nhân dân, góp phần thực hiện công bằng xã hội, khôi phục trật tự kỷ cương trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Báo chí tham gia và tham gia đắc lực chống tham nhũng, làm sáng tỏ, đưa ra công khai, phơi bày trước dư luận xã hội những sự thật để nhân dân phán xét. Chính từ sự phán xét của đông đảo quần chúng nhân dân mà dư luận xã hội có sức mạnh. Sức mạnh đó cũng chính là nguồn tiếp sức cho báo chí nâng cao tính chiến đấu của mình. Và ngược lại, nhờ sức mạnh của công luận mà quần chúng nhân dân được cổ vũ, tạo thêm quyết tâm và dũng khí đấu tranh.

Trong những năm quan khi nước ta thực hiện quá trình đổi mới, các phương tiện thông tin đại chúng nói chung, báo chí nói riêng đã có những đóng góp xứng đáng vào việc phát hiện, nhận rộng lối sống mới, đạo đức mới, các gương người tốt việc tốt, các nhân tố và điển hình tiên tiến. Có thể nói, không một lĩnh vực nào có quan hệ đến cuộc sống người dân và vận mệnh đất nước mà báo chí không đề cập. Sức chiến đấu của báo chí cũng vì thế ngày càng được nâng cao và được nhân dân tin cậy. Với việc đổi mới về nội dung và hình thức thông tin báo chí ngày càng làm tốt chức năng là diễn đàn của nhân dân, góp phần kiến tạo bầu không khí dân chủ trong đời sống xã hội. Thông qua báo chí, nhân dân có thể trực tiếp đóng góp vào việc hình thành đường lối chính sách của Đảng, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và giám sát việc thực hiện pháp luật. Có những sự kiện pháp lý quan trọng của đất nước, như việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 gần đây và việc soạn thảo nhiều đạo luật lớn, nhân dân đã đóng góp hàng triệu ý kiến thiết thực giúp các cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu tiếp thu. Cũng thông qua báo chí mà Hiến pháp, các luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước được phổ biến, giáo dục trong nhân dân và phát huy tác dụng trong cuộc sống. Mặt khác, thông qua báo chí, nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình theo qui định của pháp luật, đồng thời giám sát quá trình thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nước, phát hiện, tố cáo nhiều vụ tiêu cực và tham nhũng trong bộ máy Nhà nước, trong xã hội.

Một trong những giải pháp quan trọng mang tính trụ cột để phòng ngừa tham nhũng tại Việt Nam đã được xác định là công khai, minh bạch. Càng công khai, càng minh bạch thì càng khó tham nhũng. Mọi hoạt động đều bị kiểm soát, trong đó có sự giám sát của công chúng, của giới truyền thông, thì ít bị lợi dụng, lạm dụng để vụ lợi. Báo chí đã, đang phát huy lợi thế của mình để góp phần tăng tính công khai, minh bạch trong hoạt động công quyền và qua đó, loại trừ tham nhũng. Báo chí cũng là một trong những kênh thông tin quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng, là công cụ hữu hiệu thúc đẩy xem xét, xử lý hành vi tham nhũng nhanh nhạy, chính xác, khách quan và đúng pháp luật, là phương tiện góp phần bảo đảm hiệu quả trong hoạt động phòng ngừa tham nhũng. Trên thực tế, khi báo chí đã lên tiếng về những vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, với những tài liệu, hồ sơ mà các phóng viên thu thập được, với những bình luận sắc sảo của những phóng viên điều tra chuyên nghiệp thì các cơ quan có thẩm quyền thường vào cuộc nhanh hơn và sớm đưa ra kết luận. Có thể nói sự giám sát của báo chí giúp cho các vụ tham nhũng nằm trong kiểm soát của công chúng, và do đó, đảm bảo các cơ quan chức năng phải hành động.

Thực tế cho thấy, trong nhiều vụ án tham nhũng, việc xử lý những kẻ phạm tội có chức vụ, quyền hạn là rất khó khăn. Đôi lúc, các cơ quan tiến hành tố tụng không dám mạnh tay, vì “sợ ô dù của chúng”, “vùng cấm”. Nhưng nếu báo chí vào cuộc, phanh phui trước công luận thì sự can thiệp của “ô dù” cũng không dám lộ liễu, công khai, trắng trợn. Do đó, báo chí thật sự là bạn đồng hành của cơ quan bảo vệ pháp luật trong đấu tranh chống tham nhũng. Mặt khác, đối với nhiều hành vi tham nhũng

xảy ra ở cơ quan, địa phương bị phát hiện, nhưng vì nể nang, né tránh, sợ mất uy tín cán bộ, cơ quan, do đó đã bị chìm đi hoặc xử lý nội bộ, khi báo chí vào cuộc phanh phui trước công luận, thì không thể không xử lý.

Có thể nói, trong nhiều năm qua, nhất là trong gần 35 năm đổi mới đất nước, báo chí nước ta đã góp phần xứng đáng vào công cuộc đổi mới nói chung và cuộc

Một phần của tài liệu PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 37 - 39)