Phát huy vai trò của báo chí trong phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 129 - 133)

- Vai trò của Ban thanhtra nhân dân và của công dân trong phòng, chống tham nhũng

3.2.2.2Phát huy vai trò của báo chí trong phòng, chống tham nhũng

d. Một số kết quả khảo sát về khả năng tiếp cận thông tin về tham nhũng và phòng chống tham nhũng của người dân

3.2.2.2Phát huy vai trò của báo chí trong phòng, chống tham nhũng

Với sức mạnh của một cơ quan được mệnh danh là “quyền lực thứ tư”- “quyền lực thông tin”, sau các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, các cơ quan báo chí, truyền thông đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc đấu tranh 7 http://plo .vn/thoi-su/muon-chong-tham-nhung-thanh-cong-ca-xa-hoi-phai-vao -cuoc-786180. html

phòng, chống tham nhũng. Các cơ quan truyền thông tiếp tục đóng góp những kết quả quan trọng, hoạt động tác nghiệp của cơ quan ngày càng nhiều hơn, sâu hơn, chặt chẽ hơn với việc tăng cường các chuyên trang, chuyên mục, tuyên truyền thường xuyên các chủ trương, chính sách, pháp luật, việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa, kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng,... Nhiều vụ việc tiêu cực tham nhũng đã được các cơ quan chức năng kịp thời chấn chỉnh, xử lý. Với sự đồng hành của các cơ quan truyền thông, phòng, chống tham nhũng đã trở thành vấn đề có tính thời sự trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, được các tầng lớp nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức quan tâm theo dõi, góp phần tuyên truyền rộng rãi về quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng, nâng cao nhận thức của xã hội về công tác này. Trong thời gian tới, việc phát huy vai trò của báo chí và các phương tiện truyền thông trong phòng, chống tham nhũng cần khắc phục những hạn chế trên các khía cạnh cụ thể sau:

Một là, thời gian qua, trong việc thể hiện vai trò của mình, vẫn có hiện tượng báo chí phản ánh chưa đầy đủ - chính xác, chắp vá, thiếu thông tin và tính hệ thống, thiếu khách quan, thậm chí sai lệch so với bản chất vụ việc. Trong nhiều trường hợp đưa ra những nhận định vượt quá phạm vi, chức năng của báo chí như bình luận và phán quyết nội dung vụ việc khi chưa có đủ cơ sở, thông tin trong khi chỉ nên dừng ở việc đưa tin, phản ánh mà thôi. Điều này đã vượt quá phạm vi thẩm quyền của báo chí, định hướng dư luận hiểu sai bản chất của sự việc, xâm phạm vào chức năng của các cơ quan tư pháp, làm lộ thông tin gây ảnh hưởng hoặc thậm chí là vô hiệu hóa công tác điều tra chống tham nhũng. Việc này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có việc một số nhà báo năng lực còn yếu, việc lấy tin và xử lý thông tin còn có những hạn chế, hoặc thậm chí mất đạo đức nghề nghiệp. Không loại trừ có những nhà báo thực hiện vì mục đích tư lợi, động cơ cá nhân nên cũng xã ra tình trạng tham nhũng trong cơ quan báo chí, truyền thông gây khó khăn hơn nữa trong công tác phòng, chống tham nhũng. Bên cạnh đó còn do hiện tượng cạnh tranh, câu khách, câu like giữa cơ quan báo chí với nhau.

Nhiều cơ quan báo chí, phóng viên còn chưa chủ động, độc lập trong việc giám sát, phát hiện và đưa tin, bài về các trường hợp tham nhũng, tiêu cực, mà tổng hợp từ các nguồn tin báo chí, phương tiện truyền thông khác. Điều này đôi khi dẫn đến sự sai lệch trong việc đưa tin, cũng như làm giảm vai trò của báo chí trong công tác này. Do đó, nâng cao tính chủ động, độc lập của mỗi phóng viên, mỗi cơ quan báo chí là một việc làm cần thiết, là nhiệm vụ thường trực của mỗi phóng viên, cơ quan báo chí. Đây cũng là kinh nghiệm thực tiễn ở nhiều quốc gia, nâng cao tính độc lập của các cơ quan báo chí, các phương tiện truyền thông là những chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy vai trò của báo chí trong việc giám sát, phát hiện và đưa tin về các vụ tham nhũng, tiêu cực.

Trong thời gian tới, các cơ quan báo chí cần nâng cao tính khách quan, kịp thời, chủ động, độc lập trong việc giám sát, đưa tin về các vụ việc tham nhũng, tiêu

cực.

Bên cạnh đó, cần xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức nghề báo, nhằm làm cơ sở, quy chuẩn hành vi cho các nhà báo khi tác nghiệp. Đây cũng là cơ sở cho quần chúng nhân dân và các cơ quan nhà nước thực hiện giám sát lại các phương tiện truyền thông, thúc đẩy tính liêm chính, đạo đức của người làm báo.

Hai là, trên thực tế, tình trạng đe dọa, trả thù các nhà báo đã đưa tin về các vụ việc tham nhũng, tiêu cực đã xảy ra. Đã có nhiều vụ việc hành hung, cản trở các nhà báo tác nghiệp trong thời gian gần đây. Điều này cũng làm các nhà báo chùn tay hơn trong việc phản ánh, đưa tin của mình.

Trong nhiều trường hợp, các cơ quan báo chí bị gây sức ép trong việc đưa tin về những hành vi tiêu cực, đặc biệt là trong những vụ án tham nhũng lớn, phức tạp, liên quan đến những nhân vật có quyền lực. Việc can thiệp, gây sức ép lại càng lớn hơn khi đối tượng tham nhũng lại là lãnh đạo các cơ quan báo chí (như trường hợp của Trần Mai Hạnh trong vụ án Trương Văn Cam (Năm Cam và đồng bọn).

Bên cạnh đó, còn nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân còn có tâm lý “e ngại” khi cung cấp thông tin cho báo chí. Trong nhiều vụ việc, các nhà báo gặp khó khăn rất lớn khi tiếp cận với các thông tin về tham nhũng, tiêu cực do các cơ quan sợ việc các thông tin về tham nhũng, tiêu cực do các cơ quan, đơn vị mình bị đã lên báo chí, ảnh hưởng dến uy tín lãnh đạo và cơ quan. Do đó thường khi có các hiện tượng tiêu cực thường xử lý nội bộ và bưng bít, tránh tiết lộ thông tin cho báo chí.

Vì vậy, chúng ta cần có cơ chế khuyến khích, động viên những nhà báo và tờ báo dũng cảm, dám đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, đưa tin khách quan, kịp thời về các vụ việc tham nhũng, lãng phí và công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước cũng như mỗi cơ quan báo chí cần có những cơ chế khen thưởng phù hợp, thích đáng cho nhà báo, phóng viên của mình có thành tích trong công tác phòng, chống tham nhũng.

Ngoài ra, cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa báo chí với cơ quan chức năng trong phòng, chống tham nhũng. Tăng khả năng tiếp cận thông tin đối với báo chí là điều kiện quan trọng nhằm phát huy vai trò của báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Ba là, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với báo chí và các phương tiện truyền thông trong việc tiếp cận và phổ biến thông tin, trong phòng, chống tham nhũng. Thực tế cho thấy, có những vụ việc báo chí độc lập điều tra, phản ánh mà không có sự phối hợp với các cơ quan chức năng, dẫn đến có thể bị lộ thông tin sớm, khiến các cơ quan chức năng khó khăn trong việc phanh phui vụ việc. Có những trường hợp các cơ quan chức năng cũng cần có vai trò của báo chí nhằm phục vụ cho công tác điều tra, truy tố của mình, nhằm tạo sự đồng thuận trong

dư luận về những vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, nhảy cảm.

Trong thời gian tới, để phát huy hơn nữa vai trò của báo chí trên mặt trận đấu tranh phòng, chống tham nhũng, cần tăng cường sự phối hợp giữa báo chí với cơ quan chức năng trong phòng, chống tham nhũng. Tăng khả năng tiếp cận thông tin về hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị là điều kiện quan trọng nhằm phát huy vai trò của báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Bởi khi yếu tố “thông tin phải được sẵn sàng cung cấp” không được thực thi có hiệu quả thì sẽ không thể đề ra các giải pháp chống tham nhũng một cách hiệu quả. Bên cạnh đó cũng đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện phối hợp trong việc cung cấp thông tin cho báo chí. Đây là điều kiện để hạn chế tình trạng đưa tin không chính xác, một chiều làm dư luận hiểu lầm, hiểu sai về các vụ việc được xử lý, giải quyết.

Bốn là, bên cạnh đội ngũ nhà báo có tâm huyết, tài năng thì cũng còn một bộ phận các nhà báo chưa đưa được trang bị vững vàng cả về chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Có những trường hợp còn tiếp tay cho những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, làm lệch hướng dư luận bằng những sự thật bị bóp méo hay tô hồng.

Vì vậy, trong thời gian tới, cơ quan báo chí cần kiện toàn đội ngũ những người làm báo, nêu cao trách nhiệm xã hội, ý thức công dân của người làm báo, tích cực tham gia công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tư tưởng chính trị vững vàng và đạo đức nghề báo, nhằm xây dựng những nhà báo tâm huyết, có bản lĩnh trong việc giám sát, phản ánh, đưa tin và tố cáo các hành vi tham nhũng. Tránh hiện tượng có nhà báo, cơ quan báo chí thiếu quyết tâm, nản lòng, trước khó khăn, cản trở cũng như tâm lý an toàn, né tránh, ngại đụng chạm hoặc nếu có đưa tin, bài về tham nhũng, tiêu cực thì cũng chỉ là những vụ việc nhỏ, đơn giản, mức độ ảnh hưởng ít. Bên cạnh đó cũng cần tránh thái độ quá đà hoặc lợi dụng chống tham nhũng, tiêu cực dẫn đến vi phạm bí mật Nhà nước, xâm hại lợi ích của Nhà nước hay các hành vi vi phạm pháp luật khác, xâm hại quyền tự do và dân chủ của công dân. Tham gia vào phòng, chống tham nhũng là việc làm tích cực, đáng hoan nghênh, song cũng như các tổ chức, cá nhân khác, các cơ quan báo chí và mỗi phóng viên, nhà báo cũng phải hành động, ứng xử trong khuôn khổ của pháp luật theo đúng qui định của pháp luật.

Hội nhà báo và các cơ quan báo chí cần tích cực xây dựng và ban hành qui tắc đạo đức nghề báo, nhằm làm cơ sở để ngăn ngừa các hành vi “lệch chuẩn” đối với các nhà báo khi tác nghiệp. Đây cũng chính là cơ sở cho quần chúng nhân dân và các cơ quan nhà nước thực hiện giám sát lại các phương tiện truyền thông, thúc đẩy tính liêm chính, đạo đức của người làm báo.

Một phần của tài liệu PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 129 - 133)