Phát huy vai trò của doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp trong công tác phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 133 - 134)

- Vai trò của Ban thanhtra nhân dân và của công dân trong phòng, chống tham nhũng

3.2.2.3Phát huy vai trò của doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp trong công tác phòng, chống tham nhũng

d. Một số kết quả khảo sát về khả năng tiếp cận thông tin về tham nhũng và phòng chống tham nhũng của người dân

3.2.2.3Phát huy vai trò của doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp trong công tác phòng, chống tham nhũng

công tác phòng, chống tham nhũng

Trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, vai trò của các doanh nghiệp là rất quan trọng, trong cả việc ngăn ngừa tham nhũng nội bộ và các hành vi tham nhũng nảy sinh trong các quan hệ với khu vực công. Thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng là một trong những tiền đề cơ bản, quan trọng trong việc góp phần cùng Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân ngăn ngừa quốc nạn này. Bên cạnh những hoạt động tích cực như quán triệt pháp luật về phòng, chống tham nhũng, xây dựng các quy tắc ứng xử, kiến tạo văn hóa doanh nghiệp, thiết lập các cơ chế kiểm soát nội bộ,... hoạt động của các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề vẫn còn có những hạn chế, làm giảm vai trò, hiệu quả phòng, chống tham nhũng của các doanh nghiệp, các hiệp hội hiện nay. Do đó cần có những giải pháp cụ thể, tương ứng nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của chủ thể này trong công tác phòng, chống tham nhũng. Gợi mở về những giải pháp này như sau:

Một là, vai trò của doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp trong công tác phòng,

chống tham nhũng còn thụ động, hạn chế, chưa phát huy được vai trò của mình trong công tác này. Trong khi phần lớn các vụ việc tham nhũng liên quan đến doanh nghiệp nhưng lại được phát hiện từ bên ngoài. Điều này xuất phát từ việc bản thân các doanh nghiệp chưa thực sự có trách nhiệm với Nhà nước và xã hội trong việc ngăn ngừa tham nhũng. Các doanh nghiệp vẫn coi trọng lợi ích doanh nghiệp của mình, bao gồm cả những lợi ích có được với chi phí “bôi trơn”, “đồng tiền đi trước đồng tiền khôn” trong các quan hệ với khu vực công. Bản thân các doanh nghiệp cũng còn có hiện tượng bưng bít các thông tin về những tiêu cực, tham nhũng trong đơn vị mình, vì sợ ảnh hưởng đến uy tín, quan hệ làm ăn của doanh nghiệp. Để tránh tình trạng thụ động, hạn chế này cần phải xây dựng và thực hiện văn hóa kinh doanh lành mạnh, phi tham nhũng; xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ người lao động trong doanh nghiệp để phòng ngừa tham nhũng; thực hiện các cơ chế giám sát, kiểm soát nội bộ nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý có hiệu quả các hành vi tiêu cực xảy ra. Lãnh đạo các doanh nghiệp tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội thực hiện tốt chức năng của mình, góp phần giám sát có hiệu quả, phát hiện kịp thời các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong doanh nghiệp.

Hai là, vẫn còn nhiều hiện tượng đưa hối lộ để có được những lợi thế trong

kinh doanh. Điều này xuất phát từ bản thân ý thức của doanh nghiệp và bên cạnh đó là thiếu cơ chế giám sát chéo giữa các doanh nghiệp, các hiệp hội nghề nghiệp nhằm phát hiện những vi phạm này. Để giải quyết vấn đề này trong thực tế, các hiệp hội cần phải thực hiện tuyên truyền, động viên doanh nghiệp thành viên không đưa hối lộ để có được những ưu thế trong thương trường. Bên cạnh việc tuyên truyền, vận động, cần có quy chế giám sát, phát hiện và xử lý các trường hợp doanh nghiệp vi phạm. Điểm quan trọng là tạo được sự đồng lòng, cùng cam kết thực hiện, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp có cùng quan hệ lợi ích.

Ba là, cơ chế giám sát trong bản thân các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế,

bao gồm cả cơ chế giám sát chuyên trách của các Ban kiểm soát công ty, thanh tra nhân dân, công đoàn và giám sát từ phía người lao động. Điều này phản ánh trên thực tế số các vụ việc tham nhũng do chính bản thân các doanh nghiệp tự phát hiện và tố cáo, phản ánh với các cơ quan chức năng còn rất ít, so với số các vụ việc tham nhũng, tiêu cực liên quan đến doanh nghiệp. Hiện trạng này do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc bị chi phối lợi ích, bị phụ thuộc vào ý chí của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Do đó, cần phải thực hiện tốt quy chế dân chủ cũng như quyền giám sát của người lao động. Để thực hiện được điều này các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp cần tổ chức tuyên truyền các quy định của luật phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành cho cán bộ, người lao động trong doanh nghiệp. Tổ chức các lớp tập huấn, các buổi nói chuyện định kỳ, theo chuyên đề nhằm cập nhật những chủ trương, chính sách, pháp luật và tình hình công tác phòng, chống tham nhũng của các cơ quan nhà nước và toàn xã hội cho người lao động trong doanh nghiệp. Đây chính là cơ sở quan trọng cho việc thực hiện quy chế dân chủ và quyền giám sát của người lao động, góp phần xây dựng môi trường làm việc, kinh doanh lành mạnh, hạn chế các tham nhũng, tiêu cực trong doanh nghiệp.

Bốn là, thiếu cơ chế phối hợp giữa các doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp

với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác phòng, chống tham nhũng. Điều này đã làm hạn chế, lúng túng trong phối hợp công tác, trong việc phối hợp thực hiện tuyên truyền, vận động, thực hiện các biện pháp phòng ngừa và cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng trong phòng, chống tham nhũng. Chính vì vậy, cần thiết phải xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc phát hiện, tố cáo và xử lý các hành vi tham nhũng. Đây là một vấn đề khó, do bản thân mỗi doanh nghiệp thường không muốn phá vỡ các mối quan hệ với các cơ quan công quyền vì họ hiểu rằng khi tố cáo các hành vi tham nhũng, họ lo ngại sẽ bị những bất lợi từ phía các cơ quan công quyền. Hoặc nếu tự phát hiện và tố cáo các hành vi tiêu cực, tham nhũng của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp. Do đó, cần thiết đẩy mạnh tuyên truyền đề các doanh nghiệp hiểu được tác hại của tham nhũng đối với các quan hệ kinh tế, xã hội và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền cùng ngăn ngừa tệ nạn này.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp cần tiếp tục phát huy vai trò của mình trong việc tham gia vào hoạch định chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong thời gian qua, VCCI đã tập hợp nhiều ý kiến của các doanh nghiệp đóng góp vào việc xây dựng thể chế có liên quan đến việc tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng. Đây là những đóng góp quan trọng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, cần tiếp tục được phát huy trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 133 - 134)