Phát hiện, tố cáo các hành vi tham nhũng với các cơ quan có thẩm quyền

Một phần của tài liệu PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 80 - 81)

- Vai trò của Ban thanhtra nhân dân và của công dân trong phòng, chống tham nhũng

2.3.3.2. Phát hiện, tố cáo các hành vi tham nhũng với các cơ quan có thẩm quyền

quyền

Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định 47/2007/NĐ- CP, đây là một nhiệm vụ quan trọng của các doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề trong công tác phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên thực tế cho thấy, trong khi phần lớn các vụ tham nhũng liên quan đến doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp sử dụng vốn ngân sách lớn nhưng lại được phát hiện từ bên ngoài, chứ không được phát hiện và tố cáo với các cơ quan chức năng từ bản thân các doanh nghiệp. Các vụ việc tham nhũng diễn ra trong chính bản thân các doanh nghiệp và doanh nghiệp chủ động thực hiện hành vi đưa hối lộ, hay chi trả các khoản hối lộ khu vực công khi có hiện tượng nhũng nhiễu từ phía các nhân viên nhà nước trong các quan hệ với cơ quan công quyền. Điều này phổ biến trong các mối quan hệ của doanh nghiệp với các cơ quan như thuế, hải quan,... Tuy nhiên, vì muốn duy trì các quan hệ này, nhằm có được những lợi thế, “ưu ái” từ phía các cơ quan công quyền, nên các doanh nghiệp thường không tố cáo các hành vi này, mà ngược lại ngày càng “đầu tư” nhiều hơn vào các hoạt động “bôi trơn” này.

Theo kết quả điều tra từ khu vực doanh nghiệp tư nhân của VCCI những năm qua cho thấy việc chi trả các khoản phí ngoài quy định của nhà nước trong các hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp là tương đối phổ biến. Đáng lưu ý là nhiều doanh nghiệp không cho rằng điều này ảnh hưởng, trở ngại lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Theo kết quả điều tra 9.890 doanh nghiệp của VCCI năm 2009 cho thấy việc chi trả thêm các khoản chi phí không chính thức khá phổ biến. Có 59% doanh nghiệp cho biết phải mất “phí bôi trơn”, số doanh nghiệp tin rằng cán bộ tỉnh sử dụng các quy định riêng của địa phương với mục đích trục lợi tăng 37%.... Có đến 61,6% số doanh nghiệp được hỏi thừa nhận, phải có “mối quan hệ” với cán bộ tỉnh mới tiếp cận được các tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh như quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch phát triển hạ tầng...; 41% doanh nghiệp thừa nhận phải thương lượng với cán bộ thuế địa phương mới làm ăn suôn sẻ. Đáng chú ý, 52% doanh nghiệp được hỏi tin rằng cán bộ tỉnh sử dụng các quy định riêng của địa phương với mục đích trục lợi. Theo kết quả điều tra, tham nhũng, tiêu cực của các cơ quan nhà nước vẫn là một trong những vấn đề khó khăn lớn đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Còn theo kết quả khảo sát tội phạm kinh tế và gian lận toàn cầu năm 2018 của công ty Công ty TNHH Tư vấn PricewarterhouseCoopers, trong các loại hình gian lận thì hối lộ và tham nhũng chiếm tới 36% và có đến 27% người được hỏi cho rằng hành vi Hối lộ và Tham nhũng sẽ tiếp tục tái diễn. Liên quan đến vấn đề hối lộ cho thấy xu hướng không khả quan tại Việt Nam so với xu hướng toàn cầu và trong khu vực. 39% số người tham gia khảo sát cho biết họ bị yêu cầu đưa hối lộ. Tỷ lệ này trên thế giới là 23%, và ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là 29%. Trong số những người tham gia khảo sát ở Việt Nam, 30% tin rằng họ đã để mất cơ hội kinh doanh

vào tay những đối thủ đã thực hiện hối lộ. Tuy nhiên, khoảng 42% cho biết họ không có thông tin nào về đối thủ đã công khai hưởng lợi từ việc hối lộ.

Một phần của tài liệu PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 80 - 81)