Các phương thức thực hiện vai trò của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề trong phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 77 - 80)

- Vai trò của Ban thanhtra nhân dân và của công dân trong phòng, chống tham nhũng

2.3.3. Các phương thức thực hiện vai trò của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề trong phòng, chống tham nhũng

doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề trong phòng, chống tham nhũng

Việc tham gia phòng, chống tham nhũng của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề chủ yếu thông qua việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa như tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử trong hoạt động của doanh nghiệp, từng bước kiến tạo văn hóa kinh doanh và phát hiện, tố cáo các hành vi tham nhũng với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền. Trong thời gian qua, cùng với việc đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng trong toàn xã hội, các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề cũng đã triển khai những hoạt động cụ thể, thiết thực, góp phần vào các kết quả phòng, chống tham nhũng chung của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.

2.3.3.I. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các biện pháp nhằm phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề

Sau khi Luật phòng, chống tham nhũng có hiệu lực, các tổng công ty, các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề đã có những hành động tích cực nhằm tổ chức triển khai có hiệu quả các quy định của Luật, đặc biệt là những nội dung liên quan đến vai trò của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề trong công tác này. Những nội dung cụ thể các doanh nghiệp, các hiệp hội đã thực hiện bao gồm: - Thực hiện quán triệt, tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với các cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp:

Sau khi Luật Phòng, chống tham nhũng được ban hành, việc tuyên truyền, quán triệt và phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng đã được tổ chức rộng khắp trong các cơ quan, tổ chức, các cộng đồng dân cư và trong khu vực thị trường. Các doanh nghiệp, nhất là các tổng công ty, các hiệp hội đã tổ chức các hội nghị quán triệt pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho các cán bộ, công nhân viên chức của mình. Theo thống kê chưa đầy đủ, đã có hàng ngàn lượt cán bộ, công nhân viên chức trong các tổng công ty, các hiệp hội được quán triệt về pháp luật phòng, chống tham nhũng. Đây chính là những tiền đề quan trọng để các doanh nghiệp thiết lập những cơ chế phòng ngừa tham nhũng phù hợp trong đơn vị mình, trong nội bộ tổ chức, đơn vị mình và bên ngoài trong các quan hệ với các đối tác kinh tế.

Thực tế cho thấy, việc tổ chức quán triệt và thực hiện truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng mới chỉ được triển khai ở những hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề và ở những tông công ty lớn, đặc biệt những tổng công ty nhà nước mà chưa được thực hiện ở những doanh nghiệp tư nhân, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các hiệp hội doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề tổ chức những hội nghị quán triệt pháp luật về phòng, chống tham nhũng do bản thân các hội là thành viên của Mặt trận, và các tổng công ty lớn, các tập đoàn nhà nước tổ chức các hội nghị quán triệt này là do nhiệm vụ chính trị. Điều này phản ánh thực tế bản thân các doanh nghiệp chưa nhận thấy được hết vai trò của mình trong việc phòng ngừa tham nhũng, chưa có ý thức xây dựng một môi trường kinh doanh không tham nhũng. Nhiều doanh nghiệp còn sử dụng những khoản kinh phí nhằm “bôi trơn”, “đồng tiền đi trước đồng tiền khôn” trong các quan hệ với cán bộ, công chức, các cơ quan nhà nước nhằm có được những lợi thế kinh doanh hơn so với những doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp coi kinh phí này như một khoản chi tất yếu trong kinh doanh, một yếu tố nhằm tăng hiệu quả trong các “giao dịch” với nhân viên nhà nước.

- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa:

Sau khi Luật Phòng, chống tham nhũng có hiệu lực, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề

thực hiện quán triệt và giám sát việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đẩy mạnh dân chủ, công khai, minh bạch trong hoạt động của các doanh nghiệp, tạo cơ chế giám sát từ chính người lao động và xây dựng, thực hiện các quy định về kiểm soát nội bộ. Ở các tổng công ty nhà nước, các tập đoàn và công ty lớn đều đã có cơ chế kiểm soát nội bộ, với những cơ chế kiểm soát chặt chẽ nhàm đảm bảo môi trường doanh nghiệp không tham nhũng, tiêu cực.

Trong thời gian qua, thực hiện Quy chế dân chủ ở các doanh nghiệp nhà nước cũng là một công cụ quan trọng nhằm phòng ngừa và ngăn chặn có hiệu quả các hành vi tham nhũng, tiêu cực. Quy chế dân chủ cụ thể hóa phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, phát huy quyền dân chủ thông qua tổ chức công đoàn và dân chủ trực tiếp của người lao động, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống vi phạm dân chủ, vi phạm kỷ luật, gây rối nội bộ,... Quy chế quy định những việc phải công khai ở các doanh nghiệp nhà nước, những việc người lao động tham gia ý kiến và những việc người lao động quyết định. Bằng việc quy định này, người lao động thực hiện các quyền giám sát của mình, nhằm phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hành vi tiêu cực, tham nhũng trong doanh nghiệp.

Bản thân các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề cũng thực hiện việc khuyến khích phát hiện, tố cáo các hành vi tham nhũng. Gắn với cuộc vận động Học tập và làm việc theo tâm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp đã tuyên dương, khen thưởng những cá nhân điển hình, có thành tích trong phát hiện và đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng. Nhiều cá nhân đã được tuyên dương vì có thành tích đấu tranh chống tham nhũng ngay tại doanh nghiệp nơi mình công tác như trường hợp của ông Lê Thiên Long tố cáo Tổng Giám đốc Công ty Vật tư nông nghiệp, hay chị Phạm Thị Hồng Hoa, nguyên kế toán trưởng Tông Công ty Mía đường 2 đã dũng cảm tố cáo tiêu cực, tham nhũng của một số lãnh đạo công ty.

Một biện pháp phòng ngừa tham nhũng hiệu quả cũng đã được nhiều doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề thực hiện đó là xây dựng quy tắc đạo đức, quy tắc ứng xử trong kinh doanh của doanh nghiệp, hiệp hội mình. Các bộ quy tắc này phản ánh những giá trị, tiêu chuẩn trong cách hành xử trong doanh nghiệp và với đối tác trong các quan hệ kinh doanh, bao gồm cả bạn hàng và cơ quan nhà nước. Đây chính là tiền đề nhằm thực hiện xây dựng một môi trường doanh nghiệp lành mạnh, phi tham nhũng. Cho đến nay, phần lớn các tổng công ty, các nghiệp đoàn lớn đã thực hiện xong việc xây dựng các bộ quy tắc ứng xử cho các cán bộ, nhân viên của mình. Đây chính là những chuẩn mực xử sự phù hợp với đặc thù của từng nghề, từng doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự liêm chính, trung thực và trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Thực hiện đúng đắn các chuẩn mực này là một biện pháp phòng ngừa tham nhũng hiệu quả.

Một phần của tài liệu PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 77 - 80)