Các phương thức thực hiện vai trò của công dân trong phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 110 - 115)

- Vai trò của Ban thanhtra nhân dân và của công dân trong phòng, chống tham nhũng

2.4.3.Các phương thức thực hiện vai trò của công dân trong phòng, chống tham nhũng

d. Một số kết quả khảo sát về khả năng tiếp cận thông tin về tham nhũng và phòng chống tham nhũng của người dân

2.4.3.Các phương thức thực hiện vai trò của công dân trong phòng, chống tham nhũng

ở tất cả các ngành, các cấp và trong các lĩnh vực.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch ngoài việc hướng dẫn và giúp các cơ quan, đơn vị khắc phục những hạn chế, lúng túng trong nhận thức cũng như việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về công khai, minh bạch còn góp phần bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định này trên thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận thông tin về hoạt động của các cơ quan, tổ chức, góp phần phòng ngừa tham nhũng.

Hai là, xây dựng đề án về tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho người dân.

Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho người dân có thể áp dụng theo Đề án thứ 3 về “Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn” do Thanh tra Chính phủ chủ trì thực hiện trong thời gian qua. Đề án này được đánh giá là khá hiệu quả, tạo sự chuyển biến về nhận thức và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn. Trong đó, cần tham khảo các hình thức tuyên truyền đã được thực hiện tại Đề án thứ 3 như: cử cán bộ đi xuống các xã, bản, chợ nơi người dân buôn bán để tuyên truyền trực tiếp cho người dân; tăng cường hoạt động trợ giúp pháp lý đối với đồng bào dân tộc; xây dựng trang tin điện tử cung cấp các văn bản pháp luật, các tình huống pháp lý, giải đáp thắc mắc của người dân; các địa phương cần xây dựng các hình thức tuyên truyền cụ thể, phù họp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương để thực hiện tuyên truyền.

2.4.3. Các phương thức thực hiện vai trò của công dân trong phòng, chốngtham nhũng tham nhũng

Cùng với sự đổi mới và dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội, sự tham gia của người dân vào các vấn đề của đất nước ngày càng sâu rộng hơn. Sự tham gia của người dân vào các hoạt động phòng, chống tham nhũng mà Đảng và Nhà nước đang tích cực thực hiện phản ánh sự hưởng ứng tích cực của người dân vào các chủ trương, chính sách và pháp luật đúng đắn, bên cạnh đó thể hiện trách nhiệm công dân và nhận thức được tham nhũng có tác động tiêu cực đến sự phát triển và ổn định của nền kinh tế - xã hội, có tác động trực tiếp đến đời sống của người dân. Một công trình xây dựng trường học bị rút ruột có thể ảnh hưởng đến sinh mạng của con em họ, một công trình giao thông bị rút ruột ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ do hàng ngày đi lại trên đường đó...

Việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người dân trong phòng, chống tham nhũng được thể hiện qua một số nội dung sau đây:

Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật nói chung và pháp luật về phòng, chống tham nhũng nói riêng là trách nhiệm công dân trong một nhà nước dân chủ và pháp quyền. Điều này được thể hiện ở cá hai khía cạnh, từ phía nhà nước tạo ra cơ hội (quyền) và quy định các nghĩa vụ bắt buộc của công dân một cách dân chủ và công khai, phù hợp với thực tế các điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; và công dân với trách nhiệm của mình có ý thức thực hiện đúng đắn các quy định của pháp luật và hành xử trong phạm vi những điều mà pháp luật không cấm.

Việc thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật về phòng, chống tham nhũng của công dân được thể hiện ở chỗ người dân ý thức được trách nhiệm công dân của mình trong việc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Để làm được điều này, trước hết người dân cần có cơ hội được biết về các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng và thể hiện sự quan tâm đến công tác này.

Nhằm nâng cao nhận thức của người dân, làm cơ sở cho các động chống tham nhũng, các bộ, ngành, địa phương trong khuôn khổ chức năng, nhiệm vụ của mình đã có những hành động tích cực nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức và người dân. Theo Báo cáo số 706/BC-TTCP về kết quả 2 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, việc tổ chức các lớp tập huấn, quán triệt, xuất bản ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Nghị quyết Trung ương lần thứ ba được đẩy mạnh. Cụ thể đã tổ chức được 55.729 lớp với 4.333.559 lượt cán bộ, công chức, viên chức tham gia tập huấn, quán triệt; phát hành 1.255.173 cuốn sách, bộ tài liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cán bộ, công chức và nhân dân. Nhiều bộ, ngành, địa phương đã tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức tham gia tập huấn, quán triệt pháp luật về phòng, chống tham nhũng đạt tỷ lệ cao (11 bộ, ngành, cơ quan Trung ương, 9 địa phương thực hiện đạt 100% tổng số cán bộ, công chức, viên chức; 4 bộ, ngành, 14 địa phương đạt trên 90%; 10 địa phương đạt từ 70-90%; số còn lại đạt từ 34-53%).

Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương còn thực hiện nhiều các biện pháp tuyên truyền có hiệu quả khác như Thanh tra Chính phủ phát hành 20.000 cuốn cẩm nang giới thiệu Luật Phòng, chống tham nhũng, gửi thông điệp về phòng, chống tham nhũng đến các thuê bao điện thoại di động của mạng điện thoại di động Mobiphone nhân ngày quốc tế phòng, chống tham nhũng 09-12-2007, triển khai “Ngày sáng tạo Việt Nam“ năm 2009 với chủ đề Nâng cao trách nhiệm và minh bạch, giảm tham nhũng; các tỉnh như Khánh Hòa, Long An,... tuyên truyền bằng pano, áp phích, khẩu hiệu về tác hại của tham nhũng, khuyến khích người dân bài trừ tham nhũng,... Các phương tiện thông tin đại chúng cũng tăng thêm các chuyên mục, chuyên trang, thời lượng tuyên truyền về chủ trương, chính sách, pháp luật, việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng,... qua đó phòng, chống tham nhũng đã trở thành vấn đề có tính thời sự trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, được các tầng lớp nhân dân và đội ngũ cán bộ, công chức quan tâm theo dõi, tạo cơ sở để người dân

thực hiện đúng đắn các nghĩa vụ công dân của mình về phòng, chống tham nhũng.

Hai là, lên án, đấu tranh với nhũng người có hành vi tham nhũng; phản ánh, tố cáo hành vi tham nhũng:

Quy định này yêu cầu trách nhiệm của công dân cân phải có thái độ với những hiện tượng tham nhũng, tiêu cực. Việc lên án, đấu tranh với những người có hành vi tham nhũng, tiêu cực được thực hiện bằng nhiều cách, nhiều phương thức khác nhau, nhưng cần được thể hiện trong những chuẩn mực về đạo lý của xã hội. Việc lên án, đấu tranh này nhằm tạo dư luận phản đối các hành vi tiêu cực, gây áp lực đối với người có hành vi tham nhũng và tạo hiệu quả phòng ngừa đối với những người khác.

Bên cạnh đó người dân cũng cần có trách nhiệm trong việc phản ánh, tố cáo các hành vi tham nhũng, tiêu cực với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền. Nội dung cụ thể các quyền và nghĩa vụ này cũng như cách thức thực hiện đã được cụ thể hóa trong Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Thực tế cho thấy người dân thường lên án, đấu tranh với những hành vi tham nhũng, tiêu cực một cách mạnh mẽ và tạo được những hiệu quả lớn trong hoạt động này. Điều này xuất phát từ nhiều phía, thứ nhất, đó là trách nhiệm công dân trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đòi hỏi môi công dân có trách nhiệm trong việc lên án đấu tranh với các hành vi tham nhũng, tiêu cực. Việc đấu tranh này bao gồm cả lên ánh, tạo dư luận nhằm gây áp lực cũng như phê phán các hành vi tham nhũng. Thứ hai, công dân còn có nghĩa vụ thông tin với cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền về các hành vi tham nhũng, tiêu cực mà người dân phát hiện được, cung cấp các tài liệu có liên quan và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong việc xác minh làm rõ các hành vi này.

Vai trò của người dân trong các công tác này thực sự to lớn. Tại cuộc đối thoại phòng, chống tham nhũng lần thứ 5, nhiều đại biểu đã nhấn mạnh cần lấy người dân như là một trụ cột chính trong đấu tranh chống tham nhũng “dĩ dân vi bản”. Và thực tế đã cho thấy nhiều vụ việc tham nhũng đã được phát hiện từ những đơn thư phản ánh, tố cáo của người dân. Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc cũng cho thấy, vai trò của người dân là rất quan trọng. Qua tổng kết cho thấy 80% số vụ việc tham nhũng được phát hiện ở Trung Quốc bắt nguồn từ những phản ánh, tố cáo của người dân. Tuy nhiên cũng như ở Việt Nam, người dân Trung Quốc cũng e ngại sự trả thù và thực tế đã có nhiều các vụ trả thù từ phía người bị tố cáo. Do vậy cơ chế bảo vệ người tố cáo cũng cần được xem xét thực hiện nghiêm túc, đúng đắn nhằm bảo vệ người tố cáo tạo cơ sở pháp lý và sự an toàn cho người dân khi thực hiện các phản ánh này với các cơ quan công quyền.

Sau khi Luật Phòng, chống tham nhũng có hiệu lực nhiều hoạt động tuyên truyền và tổ chức thực hiện Luật đã diễn ra tạo nên những làn sóng, khuyến khích người dân hăng hái tham gia vào công tác này. Tuy chưa có thống kê cụ thể, nhưng

rất nhiều vụ việc tham nhũng đã được người dân phản ánh, tố cáo với cơ quan có thẩm quyền và đã được xem xét, điều tra và truy tố. Tuy nhiên việc trả thù, trù dập người tố cáo các hành vi tham nhũng cũng đã diễn ra, gây sự e ngại cho người dân.

Với sự tích cực trong việc phản ánh, lên án và tố cáo các hành vi tham nhũng, tiêu cực tại địa bàn nơi sinh sống và nơi công tác, các cá nhân công dân này đã có những đóng góp to lớn vào việc ngăn ngừa và từng bước đẩy lùi tệ nạn tham nhũng ở nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, còn nhiều vấn đề đặt ra trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân này, đó là thực tế cũng phản ánh còn nhiều hiện tượng che đậy, không phản ánh, tố cáo khi những việc xâm phạm đó không ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của mình. Hoặc một thực trạng nữa là việc sợ bị trả thù, trù dập khi đứng lên tố cáo các hiện tượng tham nhũng, vì những đối tượng có hành vi tham nhũng thường là người có chức vụ, địa vị và ảnh hưởng trong xã hội. Thực tế đã được các phương tiện truyền thông đưa tin, có nhiều trường hợp người tố cáo đã bị trù dập, trả thù hoặc đe dọa trả thù, gây tâm lý lo sợ, hoang mang, ảnh hưởng đến cuộc sống và gia đình của người tố cáo.

Để phát huy vai trò của người dân trong công tác này, cần thiết có những đánh giá, tổng kết về vấn đề này, để bên cạnh việc tuyên dương cũng như có các biện pháp động viên, khuyến khích người dân lên án, đấu tranh và tố cáo các hành vi tham nhũng, tiêu cực, còn cần thiết xây dựng những cơ chế phù hợp nhằm bảo vệ người tố cáo khỏi những đe dọa, trả thù. Bên cạnh đó, nhằm khuyến khích người dân tích cực hơn với công tác này, cần nghiên cứu cơ chế khen thưởng phù hợp, như trích phần trăm thu hồi từ tài sản tham nhũng, cho người phản ánh, tố cáo. Tuy nhiên, cũng cần xử lý nghiêm minh, đúng đắn những trường hợp lợi dụng việc đấu tranh chống tham nhũng để tố cáo sai sự thật, gây mất ổn định chính trị và tạo dư luận không tốt trong nhân dân.

Ba là, tham gia xây dựng, hoàn thiện thể chế chống tham nhũng:

Vai trò của người dân trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng còn được thể hiện qua việc tham gia vào công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng. Việc tham gia xây dựng và hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng của người dân trong thời gian qua đã được đẩy mạnh, nhân dân tham gia khá tích cực vào công tác này. Bởi tham nhũng là một yếu tố được quan tâm lớn trong nhân dân, do nhận thức được tác hại của tham nhũng ảnh hưởng đến xã hội, đến sự phát triển, phồn thịnh của đất nước và qua đó tác động tiêu cực đến đời sống của người dân (như các công trình cầu đường bị rút ruột, tham nhũng sẽ mau hỏng; tham nhũng trong việc đánh giá các tác động môi trường sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống;...). Bên cạnh đó là với trách nhiệm công dân - người dân thực hiện tham gia xây dựng, hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng thông qua một số kênh sau:

kiến quần chúng nhân dân. Việc này thực tế cho thấy ít trường hợp thực hiện trực tiếp, chỉ có một số ít các nhà khoa học, những người làm thực tiễn tâm huyết thực hiện góp ý độc lập với cơ quan, đơn vị nơi công tác. Trong quá trình xây dựng và ban hành Luật Phòng, chống tham nhũng, nhiều cá nhân là những người am hiểu về pháp luật đã có những đóng góp trong việc hoàn thiện Luật. Quá trình xây dựng và ban hành Chiến lược chống tham nhũng quốc gia đến năm 2020 cũng được sự quan tâm của quần chúng nhân dân, những người làm khoa học và công tác thực tiễn.

- Góp ý thông qua các hội nghị, hội thảo, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các diễn đàn: Đây là trường hợp người dân thực hiện góp ý thông qua một tổ chức để tập hợp ý kiến chung, sau đó mới thông tin đến cơ quan soạn thảo. Thực tế cho thấy, người dân thông qua các tổ chức đoàn thể ở cơ sở đã có những đóng góp tích cực vào việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Nhất là những tổ chức tập hợp được nhiều thành viên là những người có hiểu biết, có thời gian và tâm huyết với đời sống chính trị - xã hội như Hội Cựu chiến binh,... Đây là một kênh quan trọng cả trong việc tuyên truyền cũng như xây dựng, hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng. Các dự thảo thể chế về phòng, chống tham nhũng như Luật, Chiến lược,... được Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên ở cơ sở quán triệt lấy ý kiến của quần chúng nhân dân rộng rãi.

Góp ý thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri của các đoàn đại biểu quốc hội, đại biểu quốc hội,...: Những trăn trở của người dân về công tác phòng, chống tham nhũng và thể chế về vấn đề này cũng được người dân đề đạt với các đại biểu Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri. Qua đó, các đại biểu quốc hội sẽ tiếp thu các ý kiến của người dân về phòng, chống tham nhũng để có những kiến nghị trong việc hoàn thiện chính sách, pháp luật. Đây là một kênh hiệu quả, nhanh chóng để chuyển tải ý kiến của người dân đến Quốc hội, cơ quan có quyền lập pháp. Bên cạnh đó, những đại biểu là cán bộ trong các cơ quan của Chính phủ cũng tiếp nhận các thông tin phản ánh của người dân để có những định hướng sửa đổi, hoàn thiện chính sách, pháp luật trong khuôn khổ quản lý nhà nước của mình cho phù

Một phần của tài liệu PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 110 - 115)