luật về phòng, chống tham nhũng cũng đã có những quy định rất cụ thể nhằm phát huy vai trò của mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong phòng, chống tham nhũng.
- Vai trò của doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề trong phòng, chống thamnhũng nhũng
Các doanh nghiệp và doanh nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc Nhà nước quyết định lấy ngày 9/2 là ngày Doanh nhân Việt Nam và các cuộc gặp hàng năm của Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp thể hiện rõ thái độ trân trọng của xã hội đối với sự đóng góp của các doanh nghiệp góp phần chấn hưng đất nước đồng thời cũng thể hiện thái độ cầu thị của các cơ quan nhà nước trong việc lắng nghe ý kiến phản ánh từ các doanh nghiệp đối với hoạt động quản lý và cơ chế quản lý để có biện pháp khắc phục kịp thời những khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật và thuận lợi trong việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ việc thừa nhận vai trò của doanh nhân và doanh nghiệp của chính phủ, quan niệm “nhất sỹ nhì nông tam công tứ thương” không còn phù hợp.
Các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa tham nhũng. Bởi lẽ, đây là nhóm chủ thể quyết định đến “sức khỏe” của nền kinh tế và là đối tượng sử dụng dịch vụ công nhiều nhất. Do vậy, họ cũng là nhóm đối tượng mà hành vi tham nhũng hướng tới nhiều nhất, bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hành vi tham nhũng. Doanh nghiệp luôn được coi là “đối tác” với các cơ quan chức năng, người có thẩm quyền trong khu vực công trong “mối quan hệ tham nhũng”, nếu “nguồn cung” quan trọng này của tham nhũng bị hạn chế và mất đi, tham nhũng sẽ giảm đáng kể. Thực tế những năm qua, các doanh nghiệp là nạn nhân của tệ nạn tham nhũng của quyền sách nhiễu từ những người có chức vụ quyền. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp nhằm đạt được những mục đích kinh doanh hay lợi nhuận của mình thường tìm mọi cách để lót tay, đưa hối lộ với cán bộ công chức nhằm đạt được những lợi thế trong kinh doanh. Bên cạnh đó, trong bản thân các doanh nghiệp cũng luôn tiềm ẩn các nguy cơ phát sinh tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để trục lợi, làm thất thoát tài sản của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến các cơ
quan hệ kinh tế lành mạnh trong doanh nghiệp và thị trường. Điều đó làm ảnh hưởng đến những doanh nghiệp làm ăn lành mạnh, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, làm xấu đi môi trường kinh doanh cũng như tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội.