Một số gợi mở về giải pháp chung

Một phần của tài liệu PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 120 - 126)

- Vai trò của Ban thanhtra nhân dân và của công dân trong phòng, chống tham nhũng

3.2.1.Một số gợi mở về giải pháp chung

d. Một số kết quả khảo sát về khả năng tiếp cận thông tin về tham nhũng và phòng chống tham nhũng của người dân

3.2.1.Một số gợi mở về giải pháp chung

Một là, đẩy mạnh việc thực hiện tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính

sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Cần đa dạng hóa các hình thức thông tin tuyên truyền phù hợp với các đối tượng khác nhau nhằm nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của xã hội trong công tác phòng, chống tham nhũng.

Để nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, trước hết cần tăng cường tuyên truyền để người dân thấy được tác hại, hệ lụy của tệ tham nhũng biết được những hành vi nào là tham nhũng, từ đó tạo ra phản ứng chung của xã hội đối với tham nhũng, thể hiện một sự căm phẫn đối với tham nhũng dưới mọi hình thức; cần tuyên truyền, phổ biến để người dân biết được chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta trong phòng, chống tham nhũng... Từ đó thấy được trách nhiệm của mình trong đấu tranh chống tham nhũng, nắm được các hình thức, khả năng mà mình có để tham gia vào phòng, chống tham nhũng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương, trong công tác và trong cuộc sống của mình. Công tác thông tin tuyên truyền cũng tạo ra sự ủng hộ rộng rãi của người dân đối với các giải pháp mà Đảng và Nhà nước tiến hành để phòng, chống tham nhũng; tạo ra sự phản ứng tẩy chay của xã hội đối với những biểu hiện tham nhũng, những nhiễu, tiêu cực trong bộ máy nhà nước; góp phần làm thay đổi theo hướng tích cực trong văn hóa ứng xử khi giao tiếp giữa công dân với cơ quan công quyền, nhất là trong việc tặng quà và nhận quà.

Ngoài ra, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, báo chí,... cũng cần tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức về phòng, chống tham nhũng cho các thành viên của mình và đông đảo quần chúng nhân dân. Đây là tiền đề quan trọng để nhận thức về tác hại của tham nhũng và các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác này, thúc đẩy quá trình đấu tranh chống lại các hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Hai là, tăng cường phát hiện, nhân rộng điển hình và bảo vệ những người

hăng hái, dũng cảm đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Tôn vinh, khen thưởng cả về vật chất và tinh thần cho những người có thành tích trong công tác

phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Cùng với việc tôn vinh về mặt tinh thần, cần có cơ chế khen thưởng thích đáng, phù hợp nhằm khuyến khích, thúc đẩy sự tham gia của người dân trong việc giám sát, phát hiện và phản ánh, tố cáo các hiện tượng tham nhũng, tiêu cực. Do đó, điều này cần thực hiện cả ở phía Nhà nước và các tổ chức đoàn thể xã hội. Đây cũng là bài học kinh nghiệm của Trung Quốc khi xây dựng cơ chế khen thưởng thích đáng cho người dân. Điều này đã phát huy tính tích cực, chủ động từ phía xã hội trong việc tham gia phòng, chống tham nhũng.

Ba là, từng bước xây dựng văn hóa phòng, chống tham nhũng trong toàn hệ

thống chính trị và toàn dân. Tuyên truyền sâu rộng trong Đảng và toàn xã hội để mọi cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân ở các cấp, các ngành, từ trung ương đến cơ sở có chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức tư tưởng, có thái độ miệt thị tham nhũng, không chấp nhận hành vị tham nhũng, từng bước hình thành văn hóa phi tham nhũng cùng với quá trình xây dựng văn hóa Đảng, văn hóa chính trị, văn hóa công sở - công chức, văn hóa doanh nghiệp - doanh nhân thời hội nhập.

Coi trọng giáo dục từ trong gia đình, nhà trường đến ngoài xã hội về nhân cách, đạo đức, lối sống, trong đó chống tham nhũng là một giá trị xã hội, không chấp nhận các hành vi tham nhũng. Nâng cao, giữ gìn đạo đức, lối sống trong sạch truyền thống của dân tộc nhằm ngăn ngừa, cô lập, loại bỏ kẻ tham nhũng ngay từ trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư nơi sinh sống.

Coi trọng xây dựng môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh không chấp nhận tiêu cực, tham nhũng và coi phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ chiến lược, là cơ sở để bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng và xây dựng Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.

Bốn là, hoàn thiện các quy định nhằm xóa bỏ mọi rào cản, lực cản, khơi dậy

tiềm năng, trí tuệ của nhân dân trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Huy động, tiếp nhận, xử lý kịp thời các nguồn thông tin nhân dân cung cấp về tham nhũng, tiêu cực.

Thường xuyên rà soát bổ sung, sửa đổi, ban hành mới những quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước bảo đảm cơ sở pháp lý và điều kiện cần thiết để người dân và toàn xã hội giám sát, kiểm tra và đấu tranh chống tham nhũng có hiệu quả. Hoàn thiện các quy chế về sự công khai, minh bạch để người dân và các tổ chức có điều kiện giám sát hoạt động của các cơ quan Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên; cải cách thủ tục hành chính nhanh gọn hiệu quả. Bên cạnh đó cần đưa ra các cơ chế cụ thể nhằm khuyến khích, mở rộng và củng cố sự tham gia của xã hội vào công tác phòng, chống tham nhũng, để các tổ chức xã hội, từ các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp, đến các tổ chức dựa trên cộng đồng, chủ động tham gia, tránh tình trạng chỉ khi “được giao” hoặc “được mời” thì mới được tham gia. Hiện nay quyền của các tổ chức xã hội về phòng, chống tham nhũng về cơ bản đã có

nhiều nhưng cần phải có một chế tài đủ mạnh để bảo vệ các quyền này và cần phổ biến sâu rộng bằng mọi phương tiện truyền thông.

Lãnh đạo các cấp ủy, chính quyền bố trí lịch tiếp dân và tổ chức việc giải quyết đơn thư tố cáo thuộc thẩm quyền của mình. Có kế hoạch, phương pháp tiếp xúc, đối thoại với nhân dân, gặp gỡ trực tiếp hoặc trao đổi qua thư từ kể cả thư tay và thư điện tử, biết lắng nghe dân, hiểu và chia sẻ với dân, gợi mở để dân nói thẳng, nói thật. Cán bộ tiếp dân phải có đủ năng lực, phẩm chất, quyền hạn, đúng quy định của pháp luật trong tiếp nhận, xử lý thông tin. Đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân phải được xem xét, xử lý nghiêm túc, triệt để, công bằng. Coi trọng và xem xét tất cả các thông tin từ dư luận và nhân dân phản ánh, làm rõ và giải thích công khai nhất là đối với các bộ chủ chốt ở các cấp và những người trước khi được bầu cử.

Năm là, tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, biện pháp thanh tra, kiểm tra theo tinh

thần dựa vào nhân dân. Quy định rõ và thông báo rộng rãi địa chỉ thống nhất tiếp nhận ý kiến, đơn thư của nhân dân. Đó là đầu mối “giao dịch” với nhân dân của các cơ quan chức năng tiếp thu ý kiến của nhân dân, công khai các kết quả xử lý. Một trong những yêu cầu quan trọng là cần thể chế hóa và thực hiện nghiêm túc các quy định về trả lời các ý kiến, kiến nghị, phản ánh của nhân dân; thông báo kết quả giải quyết tố cáo kịp thời đến người tố cáo và những người có liên quan. Làm được như vậy sẽ tránh được tình trạng nhiều người dân không biết gửi các ý kiến của mình đến cơ quan nào, cấp nào thì đúng, nên nhiều khi gửi sai địa chỉ, vượt cấp, vòng vo, trùng lắp, đồng thời tạo dựng được lòng tin của nhân dân đối với công tác xử lý đơn thư, kiến nghị phản ánh và xử lý tố cáo hành vi tham nhũng. Quy định trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức đảng, cơ quan đơn vị về tính gương mẫu trong thực hiện báo cáo định kỳ công việc và tự phê bình trước cán bộ, đảng viên và nhận sự đóng góp ý kiến của tập thể cán bộ.

Sáu là, cần xây dựng các cơ chế tiếp nhận và xử lý tố cáo của xã hội phù hợp

và hiệu quả; quy định cụ thể về việc xử lý tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ, tuy nhiên có cơ sở để xác minh nội dung tố cáo nhằm tránh việc bỏ lọt những thông tin có giá trị, là cơ sở cho việc phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng; có chế tài xử lý nghiêm minh những trường hợp lợi dụng quyền tố cáo để gây rối, vu khống, chia rẽ, tạo điểm nóng chính trị nhằm gây mất ổn định chính trị, cũng như xử lý thích đáng những trường hợp bao che, dung túng những kẻ có hành vi trù dập, trả thù người tố cáo. Tại buổi tiếp xúc cử tri Thành phố Hồ Chí Minh vào cuối tháng 122012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định: "người ta có thể trú úm một người, một nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này"6.

Để kịp thời phát hiện, xử lý có hiệu quả các hành vi tham nhũng, cần thiết phải thiết lập các kênh để người tố cáo có thể liên hệ tố cáo kịp thời như tổ chức các văn phòng tiếp nhận tố cáo tham nhũng (tại các Ban chỉ đạo về phòng, chống tham 6 http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chu-tich-nuoc-so-tru-um-thi-dat-nuoc-ra-sao-93052.html

nhũng); các đường dây nóng; các hòm thư tay và thư điện tử;... Đây có thể coi là những “địa chỉ đỏ” để người dân và toàn xã hội liên hệ phản ánh, tố cáo các hành vi tham nhũng kịp thời, chính xác, tránh trường hợp đi lòng vòng. Có thể coi đây như “cơ chế một cửa” của việc xử lý, giải quyết các đơn thư, các nội dung tố cáo tham nhũng của công dân.

Trên thực tế, ở Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới, tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ chiếm tỷ lệ khá lớn và được xác định là nguồn thông tin quan trọng cung cấp cho các cơ quan nhà nước. Pháp luật về tố cáo của Việt Nam hiện quy định chưa rõ về việc xem xét đối với các loại tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ. Tuy nhiên bước đầu đã có quy định về xem xét, xử lý đối với những vụ việc tố cáo nặc danh nhưng có căn cứ rõ ràng, cụ thể. Nhìn từ phía người dân, khi phát hiện thấy hành vi tham nhũng, tiêu cực, họ có quyền tố cáo với các cơ quan có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý. Việc tiếp nhận, xử lý và chứng minh hành vi đó có đúng với nội dung phản ánh, tố cáo của người dân thuộc về trách nhiệm của các cơ quan có thâm quyền. Bên cạnh đó, xuất phát từ tâm lý sợ bị trả thù, trù dập nên người tố cáo đã không ghi họ tên, địa chỉ. Trong khi đó, quy định về bảo vệ người tố cáo chưa được hoàn thiện dẫn tới đã hạn chế người dân thực hiện quyền tố cáo của mình. Do đó, trong Luật Tố cáo và giải quyết tố cáo (đang được Thanh tra Chính phủ soạn thảo) cần có quy định cụ thể về việc trao thẩm quyền giải quyết đối với loại tố cáo này, nhằm khuyến khích người dân tố cáo hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Trong thời gian qua, nhiều cá nhân dũng cảm, lên tiếng đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực đã bị đe dọa, trả thù, gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý của những người bị đe dọa nói riêng và xã hội nói chung trong việc tham gia phản ánh, tố cáo các hiện tượng tham nhũng, tiêu cực với các cơ quan chức năng có thẩm quyền, gây dư luận không tốt trong quần chúng nhân dân. Vì vậy cần thiết xây dựng cơ chế nhằm bảo vệ người tố cáo, xử lý thích đáng những trường hợp lợi dụng quyền tố cáo để gây rối, vu khống, tạo sự mất ổn định trật tự xã hội và cũng cần xem xét, xử lý thích đáng những trường hợp bao che, dung túng những hành vi trù dập, trả thù người tố cáo.

Bên cạnh đó cần có chế tài và xử lý nghiêm minh những người lợi dụng chống tham nhũng, tiêu cực nhằm gây rối nội bộ hoặc vì mục đích cá nhân mà bịa đặt với dụng ý xấu và can thiệp bao che cho kẻ có hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Bảy là, thu hẹp phạm vi danh mục bí mật nhà nước: ban hành quy định cụ thể

đối với một số lĩnh vực phải công khai và đảm bảo quyền dược thông tin của công dân trong phòng, chống tham nhũng: tăng cường tính chủ dộng của các tổ chức xã hội và công dân trong công tác này.

Một trong những giải pháp quan trọng mang tính trụ cột và căn bản để phòng ngừa tham nhũng, đó là phải thực hiện công khai, minh bạch trong trong mọi hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Luật Phòng, chống tham nhũng không chỉ quy định

công khai minh bạch là nguyên tắc chung cho hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức đơn vị, chỉ trừ những nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước mà còn dành riêng một mục quy định khá chi tiết về các lĩnh vực hoạt động của các cơ quan nhà nước phải công khai cũng như các hình thức công khai. Theo đó, các cơ quan, tổ chức đơn vị chỉ có thể không công khai những nội dung có trong danh mục bí mật mà nhà nước đã phê duyệt, không được lấy lý do nào khác để từ chối việc công khai hoạt động của mình nhằm tránh sự kiểm soát, giám sát của người dân và xã hội. Trong thực tế hiện nay, nhiều nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước không còn phù hợp, không thống nhất với quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, làm cản trở việc tiếp cận thông tin từ phía người dân và các cơ quan báo chí. Do đó, việc sửa đổi theo hướng thu hẹp danh mục bí mật nhà nước là hết sức cần thiết nhằm tạo cơ sở thông tin, phát huy vai trò giám sát của xã hội đối với các cơ quan nhà nước, nhằm phòng ngừa tham nhũng. Nội dung danh mục bí mật nhà nước chỉ nên bó hẹp trong phạm vi tài liệu liên quan đến bí mật quốc phòng, an ninh hoặc bí mật thương mại, bí mật đời tư.

Hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án là những mảng hoạt động liên quan trực tiếp đến việc phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực, được quần chúng nhân dân và báo chí quan tâm. Trên thực tế, nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực do người dân, báo chí phát hiện, phản ánh đã được các cơ quan có thẩm quyền vào cuộc xử lý. Tuy nhiên, không ít thông tin mà báo chí đưa tin còn thiếu chính xác, ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của những cá nhân, tổ chức kinh tế, cơ quan công quyền. Điều này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thuộc về các cơ quan báo chí, nhưng cũng có nguyên nhân xuất phát từ sự phối họp giữa các cơ quan được giao nhiệm vụ đấu tranh chống tham nhũng với báo chí, trong đó có nội dung liên quan đến việc cung cấp thông tin cho báo chí. Do đó, trong thời gian tới, cùng với việc thực hiện nghiêm túc Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí (được ban hành kèm theo Quyết định số số 77/2007/QĐ-TTg ngày 28-5-2007 của Thủ tướng Chính phủ), cần ban hành quy định cụ thể (Quy chế, Thông tư liên tịch) về những nội dung, tài liệu phải công khai nhằm tạo cơ chế thuận lợi để báo chí tiếp cận được với thông tin về hoạt động của các cơ quan này.

Khoản 1 điều 3, Luật tiếp cận thông tin ban hành năm 2016 quy định: Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin. Đảm bảo quyền được thông tin là điều kiện tiên quyết để công dân thực hiện quyền giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước và cán bộ, công chức nhà

Một phần của tài liệu PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 120 - 126)