Nội dung biểu hiện bình đẳng giới trong lao động gia đình dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc

Một phần của tài liệu LA _ Thu _nop QD_ (Trang 45 - 47)

tộc thiểu số miền núi phía Bắc

Theo tác giả luận án: BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB là việc nam giới và nữ giới trong gia đình DTTS MNPB có vị trí, vai trò ngang nhau, có cơ hội, điều kiện để tham gia vào mọi hoạt động sản xuất, hoạt động tái sản xuất, hoạt động cộng đồng, để được phát huy hết khả năng, năng lực của mình nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển ổn định của gia đình và được hưởng lợi như nhau từ kết quả của sự đóng góp đó.

Bình đẳng giới trong lao động gia đình DTTS MNPB có nội dung biểu hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất, BĐG trong hoạt động sản xuất của gia đình DTTS MNPB biểu hiện ở các khía cạnh sau:

+ Phân công lao động giữa vợ và chồng trong: nông nghiệp, nghề thủ công, buôn bán hàng hóa và dịch vụ, làm thuê (bốc vác).

+ Tiếp cận các nguồn lực sản suất như: đất đai, vay vốn, dịch vụ khuyến nông.

+ Quyền ra quyết định trong hoạt động sản xuất: thay đổi hướng sản xuất, sử dụng vốn.

+ Thụ hưởng lợi ích: Thừa kế tài sản, giáo dục.

Thứ hai, BĐG trong hoạt động tái sản xuất của gia đình DTTS MNPB

biểu hiện ở các khía cạnh sau:

+ Phân công lao động giữa vợ và chồng trong các hoạt động như: nấu ăn, giặt giũ, đi chợ, giữ tiền, chăm sóc dạy con học, chăm sóc người già, lấy nước, giã gạo, thu lượm chất đốt, sửa chữa đồ dùng trong nhà.

+ Tiếp cận các nguồn lực trong hoạt động tái sản xuất: quản lý tiền trong gia đình, các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.

+ Quyền ra quyết định trong hoạt động liên quan tới tái sản xuất: các khoản chi tiêu trong gia đình, số con và sử dụng biện pháp tránh thai.

+ Thụ hưởng lợi ích liên quan tới hoạt động tái sản xuất: chăm sóc sức khỏe, giải trí.

Thứ ba, BĐG trong hoạt động cộng đồng của gia đình DTTS MNPB

biểu hiện ở các khía cạnh sau:

+ Phân công lao động giữa vợ và chồng trong các hoạt động như: dự đám hiếu/hỉ, giao tiếp với chính quyền, họp bản làng, tiếp khách, làm vệ sinh làng, xóm, tham gia cúng giỗ của làng.

+ Quyền tiếp cận các hoạt động cộng đồng của vợ và chồng. + Quyền ra quyết định tham gia hoạt động cộng đồng. + Thụ hưởng lợi ích từ hoạt động cộng đồng.

Việc làm rõ BĐG ở các khía cạnh trên, sẽ góp phần nhận diện thực trạng BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB hiện nay, đồng thời chỉ ra các vấn đề cần quan tâm giải quyết, từ đó tìm ra những giải pháp để thúc đẩy BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB hiện nay.

Một phần của tài liệu LA _ Thu _nop QD_ (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w