Những giá trị của các công trình đã tổng quan

Một phần của tài liệu LA _ Thu _nop QD_ (Trang 34 - 35)

Một là, những công trình nghiên cứu trên là những tài liệu quý cả về lý luận và thực tiễn, để luận án tham chiếu trong quá trình triển khai mục tiêu và nhiệm vụ của mình. Các công trình đã phần nào cho thấy tính cấp thiết của việc nghiên cứu vấn đề BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB hiện nay, cung cấp cho tác giả cơ sở lý luận và một phần cơ sở thực tiễn, gợi mở một số vấn đề đặt ra và giải pháp nhằm thúc đẩy BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB.

Hai là, một số công trình đã phân tích làm rõ vị trí, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế xã hội, đã luận giải và làm sáng tỏ ở mức độ nhất định vấn đề BĐG trong lao động gia đình như: phân công lao động, tiếp cận, hưởng lợi từ các nguồn lực, quyền quyết định và thụ hưởng lợi ích. Đặc biệt, tác giả của nhiều công trình đã tập trung nghiên cứu, nhấn mạnh hơn đối với phụ nữ DTTS MNPB.

Ba là, một số công trình đã đưa ra cách đánh giá, nhìn nhận mới về một loại lao động trong gia đình (lao động tái sản xuất), đề xuất cách lượng hóa giá trị của lao động tái sản xuất, phân tích đóng góp của lao động tái sản xuất vào kinh tế quốc dân.

Bốn là, một số công trình đã phân tích và chỉ ra một số rào cản sự phát triển phụ nữ DTTS, rào cản thực hiện BĐG trong lao động gia đình DTTS ở một số khía cạnh như: điều kiện kinh tế khó khăn, phong tục tập quán lạc hậu, trình độ dân trí thấp...

Năm là, một số công trình đã nêu ra những biến đổi trong gia đình DTTS MNPB như: cơ cấu gia đình, quan hệ trong gia đình, quyền quyết định, phân công lao động, trình độ văn hóa và hôn nhân gia đình; đã phân tích mối

quan hệ giữa trình độ học vấn, nghề nghiệp, kết cấu gia đình, thu nhập với việc thực hiện BĐG trong lao động gia đình.

Sáu là, một số công trình đã tổng kết quá trình đổi mới, phát triển của miền núi, đánh giá những thành tựu, hạn chế của quá trình đó, đồng thời nêu quan điểm định hướng và nguyên tắc phát triển miền núi và vùng DTTS; đề cập tới sự phân hoá giàu nghèo ở các tỉnh MNPB, mức độ ảnh hưởng của nó tới các mặt của đời sống xã hội nói chung, trong đó bao hàm cả sự tác động đối với BĐG trong lao động gia đình DTTS.

Bảy là, một số công trình đã tập trung phân tích mối liên hệ giữa giới, nghèo đói và chính sách phát triển, lồng ghép giới vào chính sách vĩ mô, cách thức giải quyết nghèo đói từ góc độ giới, bất bình đẳng. Từ đó, nêu trách nhiệm của các nhà hoạch định chính sách cũng như cộng đồng về thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ.

Một phần của tài liệu LA _ Thu _nop QD_ (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w