Yếu tố kinh tế

Một phần của tài liệu LA _ Thu _nop QD_ (Trang 60 - 61)

Từ trước đến nay, MNPB vẫn được xác định là khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất Việt Nam. Sau khi có Nghị quyết số 22 NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa VI), vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh MNPB đã được quan tâm hơn, có những bước phát triển mới. Quá trình đổi mới kinh tế, giao lưu hội nhập đã làm thay đổi đáng kể nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh MNPB. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS ngày càng phát triển và tiến bộ rõ rệt; kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng và củng cố; nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, y tế, giáo dục từng bước được quan tâm giải quyết, tỷ lệ đói nghèo ngày càng giảm. Quan hệ giới trong gia đình DTTS nhờ vậy cũng có sự biến đổi theo xu hướng ngày càng bình đẳng, dân chủ.

Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp còn chiếm phần lớn trong GDP, nền kinh tế còn rất lạc hậu, nông lâm nghiệp vẫn phổ biến là sản xuất nhỏ (kỹ thuật thủ công, tự cung tự cấp). Công nghiệp, dịch vụ còn yếu chưa phát huy được tiềm năng của vùng, chất lượng cuộc sống của nhân dân

còn thấp so với các vùng khác trong cả nước. Phần đông đồng bào DTTS vẫn sử dụng phương thức sản xuất lạc hậu, công cụ sản xuất thô sơ, cho nên đời sống của đồng bào DTTS phần nhiều là đói nghèo, thu nhập của gia đình là rất thấp. Một bộ phận không nhỏ hộ DTTS thu nhập dưới chuẩn nghèo và giáp ranh phía trên chuẩn nghèo, dẫn đến nguy cơ tái nghèo rất cao.

Cho đến nay, phần lớn các tỉnh MNPB vẫn nhận ngân sách do Trung ương cấp là chủ yếu, ngân sách trong tỉnh chỉ góp được một phần nhỏ. Tâm lý ỷ lại, trông chờ, phụ thuộc vào Trung ương còn lớn, dẫn tới thiếu sức sáng tạo trong hoạt động thực tiễn, tư duy kinh nghiệm là chủ yếu, bảo thủ chậm phát triển vẫn là thói quen khá phổ biến ở MNPB. Nhân dân và đồng bào các dân tộc vẫn an phận với những gì mình có, chí tiến thủ vươn lên còn hạn chế, bằng lòng với “cơm đủ ăn, áo đủ mặc”.

Những yếu tố kinh tế trên đã tác động đến các thành viên trong gia đình, ảnh hưởng đến thực hiện BĐG trong lao động gia đình. Bởi lẽ, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng giữa kinh tế và BĐG có mối quan hệ biện chứng tác động lẫn nhau. Phát triển kinh tế chính là mở rộng cơ hội, nguồn lực và nới lỏng các ràng buộc đối với các thành viên trong gia đình - nhất là đối với phụ nữ và trẻ em gái, bảo đảm sự bình đẳng hơn trong mối quan hệ giới. Ngược lại, kinh tế kém phát triển, thu nhập thấp, đói nghèo, buộc gia đình phải thắt chặt các chi tiêu cho giáo dục, y tế và dinh dưỡng, các dịch vụ xã hội khác, thì phụ nữ và trẻ em gái thường phải chịu thiệt thòi nhiều hơn, bất bình đẳng nhiều hơn.

Một phần của tài liệu LA _ Thu _nop QD_ (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w