số miền núi phía Bắc phải xuất phát từ điều kiện đặc thù của vùng và đặc điểm riêng của các dân tộc
Thực hiện nam nữ bình đẳng là tư tưởng, quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta. Quan điểm đó đã được khẳng định ngay từ thời kỳ Đảng mới
thành lập, đồng thời được thể chế hóa trong Hiến pháp của nước ta qua các thời kỳ và trong hệ thống chính sách phát triển kinh tế của nước nhà. Tuy nhiên, việc biến chủ trương, chính sách của Đảng thành hiện thực cuộc sống còn nhiều bất cập. Vì giới là một phạm trù gắn chặt với các mối quan hệ xã hội, được quy định bởi hoàn cảnh cụ thể, điều này tạo ra sự khác biệt trong mối quan hệ giới giữa các vùng miền, tộc người ngay bên trong cùng một lãnh thổ. Chính bởi lẽ đó, thực trạng BĐG ở Việt Nam có sự khác biệt rất rõ nét giữa các vùng và giữa các dân tộc.
Chúng ta đã có một hệ thống chính sách, pháp luật vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, vấn đề là cần phải biến các cơ sở pháp lý đó trở thành nếp sống hàng ngày của toàn xã hội. Không thể áp dụng một cách máy móc mọi quy định của chính sách và pháp luật, chúng ta phải biết phát hiện những điểm bất hợp lý, cần bổ sung, hoàn thiện và nâng cao chất lượng của chính sách và pháp luật, đây là việc làm cần thiết và thường xuyên, việc đổi mới và hoàn thiện chính sách đối với phụ nữ nói chung và phụ nữ DTTS nói riêng, phải phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội là điều kiện tiên quyết để chị em tham gia tích cực vào các hoạt động trong gia đình và xã hội.
Miền núi phía Bắc là vùng còn tồn tại nhiều tập tục lạc hậu, điều kiện kinh tế của đồng bào DTTS còn vô cùng khó khăn, nên đây cũng là vùng mà bất BĐG trong gia đình còn phổ biến và nặng nề hơn so với nhiều vùng khác trong cả nước.
Những yếu tố văn hóa truyền thống, đã ảnh hưởng tới quan niệm của đồng bào DTTS về BĐG trong phân công lao động trong gia đình, đã tác động đến cơ hội được tiếp cận, kiểm soát các nguồn lực, hưởng thụ đời sống của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Chính vì vậy, để đảm bảo các chính sách nhằm thúc đẩy BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB có thể khả thi, cần chú trọng tới tính đặc trưng về văn hóa cũng như yếu tố vùng miền trong cả khâu thiết kế và thực thi chính sách. Chính sách phải xuất phát
từ thực tiễn, từ nhu cầu, lợi ích giới và đặt trong chương trình phát triển chung, đảm bảo sự bình đẳng, công bằng về quyền lợi, nghĩa vụ cho cả hai giới.
Như đã phân tích, ở MNPB hiện nay, vấn đề BĐG nói chung và bất BĐG trong lao động gia đình nói riêng, còn khoảng cách so với nhiều vùng khác trong cả nước, do đó chính sách thực hiện BĐG có lẽ cần lấy vùng DTTS MNPB làm đối tượng cần ưu tiên trong thời gian tới, cần đặc biệt quan tâm tới phụ nữ DTTS.
Mỗi vùng miền có những điều kiện khác nhau, mỗi địa phương có những thế mạnh riêng, vì vậy, cần phát huy những thế mạnh của địa phương nhằm thúc đẩy sự phát triển của từng đối tượng phụ nữ ở địa phương đó. Cần quan tâm đầy đủ đến quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ, để họ có điều kiện thực hiện tốt vai trò của người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người, đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện điều kiện học tập, làm việc của phụ nữ DTTS, tập trung giải quyết những vấn đề nhằm ngăn chặn sự tổn thương đối với phụ nữ.