đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
Trình độ học vấn luôn đóng vai trò quyết định và tỷ lệ thuận với những tiến bộ, những giá trị mới của mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống gia đình.
Trình độ học vấn cao sẽ làm thay đổi nhận thức, quan niệm, thái độ và hành vi của các thành viên gia đình. Quan hệ gia đình vì thế trở nên tốt đẹp, quan hệ vợ chồng bình đẳng hơn, có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, thay đổi quan niệm và hành vi bất BĐG, hành vi sinh sản. Hơn nữa, chỉ khi nào đồng bào DTTS có được một trình độ học vấn cao, thì khi ấy họ mới có điều kiện thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, tiếp thu và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất và đời sống, vượt qua nghèo nàn, mới thực hiện được BĐG trong lao động gia đình. Cho nên nâng cao trình độ học vấn cho đồng bào DTTS là khâu then chốt, nhằm tạo nội lực phát triển cho vùng. Văn kiện Đại hội Đảng XII của Đảng đã ra quan điểm chỉ đạo: “Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, người tiêu biểu có uy tín trong cộng đồng các dân tộc” [19, tr.164].
Để nâng cao học vấn cho đồng bào DTTS MNPB hiện nay, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, với sự tham gia của các cấp chính quyền, ngành giáo dục và toàn thể người dân.
Thứ nhất, cần gây dựng và củng cố niềm tin về các cơ hội học tập và nghề nghiệp cho đồng bào DTTS. Để làm được điều này, cần đẩy mạnh tuyên truyền về việc dạy và học, những chính sách giáo dục đối với vùng DTTS của Nhà nước và của địa phương, để người dân có được thông tin một cách đúng đắn, kịp thời, chính xác và thiết thực. Đối với đồng bào DTTS MNPB, do còn hạn chế về nhận thức và bất đồng ngôn ngữ, nên cần có một khoảng thời gian rất dài mới có thể thay đổi nhận thức, vì thế việc cung cấp thông tin, tuyên truyền, giúp họ dần dần hiểu được vai trò của giáo dục phổ thông đối với đời sống, tương lai công việc của con em họ, hiểu được những chính sách ưu đãi của Nhà nước và địa phương dành cho việc học tập, cần phải tiến hành thường xuyên, liên tục. Từ sự thay đổi tích cực trong nhận thức sẽ đưa đến những thay đổi tích cực trong hành động, giúp họ chủ động hơn, tích cực hơn, hợp tác hơn trong việc xây dựng xã hội học tập cho chính con em họ và mọi
nỗ lực của Nhà nước trong quản lý, đầu tư cho giáo dục vùng dân tộc mới đạt mục tiêu.
Thứ hai, hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường học, đầu tư chuẩn hóa cơ sở vật chất trường, lớp học. Trường có cơ sở gần thôn bản là ước mơ của các học sinh từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông, để các em được đến trường nhiều, các tỉnh MNPB nên mở rộng hệ thống trường cấp 1 theo hình thức liên thôn bản (nhiều bản cách xa nhau đến 7 km), xây dựng trường cấp 2 và cấp 3 theo hình thức liên xã (khoảng ba đến 4 xã chung một trường cấp 3). Khi đó khoảng cách từ hộ gia đình đến trường dao động trong khoảng từ 3- 5km, thì học sinh dù không có phương tiện xe đạp vẫn có thể đi bộ đến trường; Cần củng cố hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, đồng bào DTTS MNPB mong đợi hình thức này được mở rộng hơn để con em họ có thể tiếp cận với cách học “tập trung và chuyên tâm”, về phía cha mẹ cũng bớt phải lo về kinh tế; nhân rộng mô hình trường phổ thông dân tộc nội trú có dạy nghề, thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú liên cấp trung học cơ sở - trung học phổ thông; đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú, xây dựng nhà ở bán trú cho học sinh DTTS học trung học phổ thông ở những địa bàn đặc biệt khó khăn, giao thông cách trở.
Thứ ba, MNPB có nhiều dân tộc cùng sinh sống, nên trong một trường, một lớp lại có nhiều học sinh thuộc nhiều tộc người khác nhau. Hơn nữa, trong vùng có một số dân tộc có mức độ phát triển cao như Tày, Nùng, Mường, Thái, nhưng cũng có tới 13/16 dân tộc thuộc nhóm rất ít người ở mức độ phát triển thấp như: La Hủ, Cống, Cờ Lao, Mảng, Lô Lô, Pu Péo, Pà Thẻn,... đời sống của các dân tộc thiểu số này ở mức kém phát triển, tình trạng đói nghèo phổ biến, dân số ít, sống biệt lập, rải rác. Đây cũng là đặc thù so với các vùng DTTS khác trong cả nước (Tây Nguyên, Tây Nam Bộ), là khó khăn trong việc phát triển giáo dục, nhất là việc dạy song ngữ, nên cần chú ý tới rào cản ngôn ngữ và nhu cầu giáo dục đặc thù cho người DTTS.
Hiện nay, các môn học trong trường đều được dạy bằng tiếng Việt, trong khi đó kỹ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh DTTS còn rất kém. Việc chưa thông thạo tiếng Việt, thể hiện qua cách các em không nghe kịp được các thầy cô giảng, hoặc nhiều em nghe nhưng không hiểu nghĩa của từ nên không nhớ được kiến thức. Ở bậc tiểu học, nên có giáo viên người địa phương (cùng nhóm tộc người) dạy cho học sinh là tốt nhất bởi sẽ cần vận dụng cả tiếng phổ thông và tiếng địa phương để truyền dạy, giải thích cho các em hiểu rõ.
Thứ tư, MNPB là vùng có trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn kém, đời sống người dân thấp, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, những rào cản về nhiều mặt khiến cho việc học hành của học sinh vùng DTTS gặp nhiều khó khăn. Ở nơi mà mối quan tâm đầu tiên và hàng ngày là miếng cơm, manh áo; việc làm hàng ngày là lên nương làm rẫy, chống chọi lại sự khắc nghiệt của tự nhiên thì con đường đến với cái chữ của những trẻ em vùng DTTS, vùng sâu, vùng xa còn rất dài và rất gian nan. Chính vì vậy, nếu để giáo dục phổ thông vùng DTTS phát triển tự nhiên theo cùng một chính sách, cùng một phương thức quản lý ngang bằng như, giống như mọi vùng miền, thì sự phát triển của nó lại gặp thêm rất nhiều khó khăn mới. Để đảm bảo sự công bằng trong cơ hội học tập của học sinh dân tộc thiểu số, Nhà nước phải là chủ thể trực tiếp cung ứng dịch vụ giáo dục cho các em, đồng thời cần đặc biệt, ưu tiên hơn nhằm tạo những “cú hích”, xây dựng những nền tảng, tạo dựng những cơ sở vững chắc cho nó có điều kiện phát triển. Đó là những hỗ trợ, ưu tiên cho học sinh, cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục về chế độ học tập, sinh hoạt, cơ hội học tập, về cơ sở vật chất, phương tiện dạy và học, về tinh thần,… để giáo dục phổ thông vùng DTTS MNPB có cơ hội và điều kiện phát triển như những vùng miền khác. Ví như, với học sinh cấp 3, nhà nước nên giảm 50% mức đóng góp ở bậc PTTH và có thể áp dụng thời điểm thu phí uyển chuyển hơn (không nhất thiết phải đóng ngay đầu năm học mà có thể cho nộp dần trong học kỳ, giãn đến một hoặc hai tháng sau). Đối với các thôn bản đặc biệt khó khăn, nhà nước có thể xét trợ cấp gạo, tiền cho học sinh trong những
ngày giáp hạt từ tháng 1 đến tháng 4 dương lịch (vùng người Mông và người La Hủ).
Thứ năm, do lực lượng lao động ở MNPB chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ rất cao, nên đào tạo nghề cho người lao động phải được mở rộng và phổ biến, thì mới có thể phát triển được chất lượng nguồn nhân lực. Việc đào tạo ngành nghề cho lao động ở MNPB cần phải dựa trên nguyên tắc là gắn với tiềm năng, thế mạnh của địa phương, trong đó cần tập trung và đào tạo cấp tốc các ngành nghề về phát triển nông - lâm nghiệp dưới các hình thức khuyến nông, khuyến lâm, mở rộng các ngành nghề tiểu thủ công như các ngành đan, thêu, dệt truyền thống của một số dân tộc. Đối với đào tạo nghề, không nhất thiết mọi người phải trải qua trình độ trung học phổ thông, mà có thể đào tạo ngay từ những năm trung học cơ sở hoặc sớm hơn. Cần miễn học phí và hỗ trợ sách giáo khoa và vở, hỗ trợ tiền ăn ở cho các em, bởi vì hầu hết những người đi học nghề đều là những người đóng góp chính cho kinh tế gia đình và chi phí cơ hội của việc bỏ lỡ việc làm do đi học nghề cần được bù đắp để các em có thể tham gia học nghề.
Kết quả khảo sát, cũng như qua nghiên cứu các tài liệu liên quan cho thấy, tuy vấn đề BĐG nói chung, BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB đã có nhiều bước cải thiện đáng kể so với giai đoạn trước, nhưng những định kiến giới, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn còn tồn tại mạnh mẽ ở MNPB. Vì vậy, nhiệm vụ của chúng ta cần làm thay đổi nhận thức ở mỗi người, đặc biệt phải làm cho nhận thức đó chuyển hóa thành các hành vi, thái độ ứng xử bình đẳng với phụ nữ.
Để nâng cao nhận thức về BĐG nói chung và BĐG trong lao động gia đình nói riêng, công tác tuyên truyền cần được tiến hành trong xã hội, ở cộng đồng và trong các cơ quan Nhà nước, trước tiên là lực lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành. Hiện nay, một số cán bộ lãnh đạo và công chức chưa nhận thức đầy đủ về vấn đề BĐG. Nhiều người còn gặp khó khăn hoặc nhầm lẫn khi phân biệt những khái niệm cơ bản như: “giới”, “giới
tính”, “bất BĐG”, “lồng ghép giới”… chẳng hạn, khi nói về giới một số người nghĩ rằng đó là nói về phụ nữ. Mặt khác, vẫn còn một bộ phận lãnh đạo các cấp, ngành ở địa phương chưa nhận thức rõ mối quan hệ mật thiết giữa BĐG và công cuộc phát triển phát triển bền vững. Họ chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc lồng ghép BĐG, như là một cách tiếp cận hiệu quả nhất để thực hiện BĐG, nên chưa xây dựng được những chính sách tốt nhằm phát huy vai trò của phụ nữ, nâng cao vị thế của phụ nữ. Vì vậy cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về giới trước hết cho đội ngũ lãnh đạo các cấp.
Để làm được điều này, cần tăng cường mở các lớp đào tạo về giới và BĐG cho các đối tượng là cán bộ lãnh đạo của các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ Hội phụ nữ đặc biệt là ở cấp cơ sở. Thông qua các đợt tập huấn đó sẽ góp phần nâng cao kiến thức và kỹ năng về BĐG cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, giúp họ có khả năng lồng ghép các chính sách về giới trong các chương trình kinh tế - xã hội ở địa phương có hiệu quả hơn.
Về nội dung đào tạo, cần cung cấp cho các học viên kiến thức mang tính toàn diện và khách quan về BĐG, cần tránh hiện tượng cung cấp những thông tin một chiều như quá nhấn mạnh đến những thiệt thòi của nữ giới, mà phải đánh giá cả thực trạng bình đẳng của giới nam và giới nữ… cũng như mối quan hệ qua lại giữa hai giới. Nếu trước kia, xu hướng chung là cử một số cán bộ tham gia tập huấn về giới chủ yếu là cán bộ nữ, thì hiện nay để đạt được BĐG trong xã hội, việc đào tạo tuyên truyền về giới không chỉ tập trung ở đối tượng nữ. Bởi lẽ hiện nay, nam giới vẫn đang có những ưu thế trong xã hội, nếu cán bộ lãnh đạo cả nam và nữ, được đào tạo về giới, họ nhận ra được bất BĐG là do định kiến và quan niệm, thì việc xóa bỏ những bất bình đẳng đó sẽ dễ dàng hơn, khoảng cách bất BĐG giữa nam và nữ sẽ mau thu hẹp hơn. Đưa nội dung về BĐG vào chương trình bồi dưỡng về quản lý nhà nước, đào tạo về cao cấp lý luận chính trị, nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ chủ chốt. Như
vậy, để công tác BĐG có hiệu quả, phải bắt đầu từ nhận thức và sự đánh giá đúng đắn từ phía những người có chức trách, thẩm quyền cao là nam giới.
Đặc biệt cần nâng cao nhận thức về BĐG cho đồng bào DTTS, đây là việc cần được tiến hành thường xuyên. Bởi lẽ với điều kiện kinh tế xã hội ở miền núi vùng phía Bắc còn khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế, thì việc trang bị cho đồng bàoDTTS những kiến thức, thông tin về BĐG kịp thời là hết sức quan trọng, nếu không sẽ dẫn tới khoảng cách bất BĐG giữa hai giới ngày càng tăng.
Về nội dung: do trình độ dân trí thấp và vốn hiểu biết xã hội còn hạn chế, nên nội dung tuyên truyền cần dễ hiểu, ngắn gọn súc tích.
Về đối tượng: từ thực trạng về BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB, cho thấy nam giới cần được tuyên truyền, vận động để có cách nhìn nhận cởi mở, tích cực về BĐG, nhất là về sự cần thiết phải nâng cao vai trò giới, vai trò của phụ nữ, tiến tới xóa bỏ những định kiến và cách suy nghĩ khuôn mẫu cứng nhắc, lạc hậu về vai trò làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ, cần phải phân tích để cho người dân thấy được sự bất bình đẳng trên nhiều khía cạnh sẽ là một trong những yếu tố cản trở sự phát triển của chính bản thân phụ nữ, gia đình và toàn xã hội. Đối tượng tuyên truyền còn chính là những phụ nữ còn mang tư tưởng lạc hậu, an phận ở các nhóm dân tộc khác nhau, cũng như không chỉ tuyên truyền cho lớp trẻ, mà còn chú ý đến những người có tuổi, người già, còn bảo thủ, có giữ lại những định kiến, vì chính họ là tác nhân quan trọng nhất trong trong việc tuyên truyền, giáo dục về BĐG cho thế hệ trẻ. Khi các thành viên gia đình nhận thức đúng đắn về BĐG, thì trẻ em trai và trẻ em gái ngay từ khi chào đời đã được cha mẹ, những người lớn tuổi đối xử bình đẳng. Khi lớn lên, được chứng kiến quyền bình đẳng giữa cha mẹ, ông bà; được hưởng quyền và thực hiện trách nhiệm bình đẳng với nhau. Gia đình mà trong đó nam và nữ được bình đẳng với nhau, sẽ tiếp tục là môi trường tuyên truyền, giáo dục hiệu quả nhất về BĐG, ngoài ra cần phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng.
- Hình thức tuyên truyền cần đa dạng, với tư duy cụ thể, đồng bào DTTS cần lượng thông tin thật, người thật, cần có nhiều hình ảnh trực quan, sinh động dễ hiểu (song ngữ) qua các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc tuyên truyền trực tiếp trong các cuộc họp, sinh hoạt cộng đồng, các phiên chợ, lễ hội, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, biểu đạt bằng pa nô, áp phích. Có thể lồng ghép các kiến thức về BĐG vào sinh hoạt của các câu lạc bộ: “Câu lạc bộ không sinh con thứ ba”, sinh hoạt nhóm “lồng ghép dân số với phát triển gia đình bền vững”, câu lạc bộ “gia đình 5 không, 3 sạch”, tiếp tục thực hiện đề án “giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt”, đặc biệt cần nâng cao hơn nữa tính hiệu quả của Dự án Tín dụng gia đình, bởi lẽ thông qua các sinh hoạt của các nhóm, các câu lạc bộ là một trong những hình thức có hiệu quả nhất cho việc cung cấp các kiến thức về giới và BĐG cho cả phụ nữ và nam giới. Đối với đồng bào DTTS, không thạo tiếng phổ thông cần sử dụng đội ngũ cán bộ người dân tộc tuyên truyền bằng chính ngôn ngữ của họ... Bên cạnh đó cần lồng ghép nội dung giáo dục này, vào chương trình giảng dạy trong các nhà trường phổ thông hiện nay như môn: Giáo dục Công dân, kỹ năng sống.
Đặc biệt cần tăng cường kinh phí cho việc thực hiện chương trình phát