Mâu thuẫn giữa yêu cầu xây dựng gia đình văn hóa, tạo điều kiện thực hiện bình đẳng giới hiệu quả với sự tồn tại dai dẳng của nhiều

Một phần của tài liệu LA _ Thu _nop QD_ (Trang 118 - 120)

kiện thực hiện bình đẳng giới hiệu quả với sự tồn tại dai dẳng của nhiều hủ tục lạc hậu

Gia đình là môi trường tuyên truyền, giáo dục tốt nhất về bình đẳng giới. Gia đình đóng vai trò cơ bản trong việc định hình mối quan hệ giới ngay từ những buổi đầu của cuộc sống con người và truyền tải chúng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Gia đình là nơi xã hội hóa vấn đề giới, truyền lại các kiến thức và kỹ năng về giới. “Hạt nhân của xã hội là gia đình”, do vậy mà xây dựng gia đình văn hóa mới có ý nghĩa rất quan trọng trong tình hình hiện nay, góp phần phát triển lực lượng sản xuất, ổn định và cải thiện đời sống, thực hiện kế hoạch hóa dân số, giữ gìn và phát huy những truyền thống đạo đức, văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Muốn xóa bỏ bất BĐG trong lao động gia đình DTTS, việc làm cần thiết là đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa, vì đây là môi trường trực tiếp nhất để thiết lập quan hệ bình đẳng giới trong gia đình. Tuy nhiên, việc xây dựng gia đình văn hóa ở MNPB lại đang đứng trước những thách thức to lớn từ những hủ tục đã tồn tại từ rất lâu như tảo hôn, hút thuốc phiện, nghiện rượu, tâm lý tự ti…

Do tập quán trồng và sử dụng thuốc phiện, nên từ lâu vấn đề nghiện hút thuốc phiện đã trở thành một tệ nạn xã hội nhức nhối trên địa bàn của nhiều DTTS MNPB, đặc biệt là người Mông và La Hủ. Việc nghiện hút đã làm cho kinh tế gia đình đã khó khăn lại càng thêm khánh kiệt, bên cạnh đó, người nghiện không đủ sức khỏe để lao động do đó đã trở thành gánh nặng của gia đình, dẫn đến việc thiếu lương thực trầm trọng. Nghiện hút đã làm giảm hiệu quả của các chương trình, dự án của Nhà nước, đang triển khai tại địa bàn người La Hủ, khi nhận được gạo trợ cấp của Nhà nước hay nhận tiền, hàng, quà cứu trợ của các cơ quan đoàn thể…, những gia đình có người nghiện thường bán hoặc đổi lấy thuốc phiện để hút. Việc chồng, con họ nghiện ma túy không chỉ là cho kinh tế gia đình đi đến chỗ kiệt quệ, mà còn phá vỡ các mối quan hệ

trong gia đình, đe dọa tương lai của các thành viên khác. Hơn ai hết, những người mẹ, người vợ là những người phải gánh chịu những hậu quả nặng nề nhất trong mọi khía cạnh về kinh tế, tinh thần và sức khỏe do hành vi nghiện ma túy của chồng con gây ra.

Do thiên nhiên khắc nghiệt núi đồi chiếm đa số, dân cư sống thưa thớt, thậm chí “mỗi nhà một quả đồi”, “ra thấy núi vào thấy núi”, nên hình thành ở đồng bào DTTS MNPB nếp nghĩ trực quan, cảm tính, tư tưởng tiểu nông sản xuất nhỏ, chỉ thấy cái trước mắt chứ không thấy cái lâu dài, chỉ tin những cái “nhìn thấy”, ”sờ thấy” chưa có tầm mắt nhìn ra bên ngoài, nên suy nghĩ bó hẹp làng, bản địa phương mình. Tâm lý, tập quán gắn liền với sản xuất nhỏ đã tạo cho con người lối sống gia trưởng, mệnh lệnh áp đặt một chiều trên bảo dưới nghe, trọng nam khinh nữ. Nhiều dân tộc sống du canh du cư nay đây mai đó vẫn còn tồn tại, dẫn đến cách suy nghĩ, cách làm của người dân mang tính tạm thời thiếu tính chiến lược lâu dài. Điều này ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân, đến việc xây dựng gia đình văn hóa, thực hiện BĐG trong lao động gia đình. Đồng bào DTTS thường có lối tư duy đơn giản, thiếu tính “mở” và “động”, được hình thành trong môi trường kinh tế xã hội khép kín, ít giao lưu với thế giới bên ngoài. Ngay ở trẻ nhỏ cũng đã có tâm lý khuôn mình trong bản làng, nương rẫy, ngại học tập, phấn đấu để thoát ly, vì thế không thích ứng với nhu cầu tái cơ cấu lao động trong thời kỳ CNH, HĐH. Lối tư duy đơn giản, khép kín cũng kìm hãm sự phát triển của tư duy “động”, “mở”, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường được xác lập với tính năng động và phức hợp của nó đặt ra nhiều vấn đề phát triển trí lực con người tương ứng. Một bộ phận đồng bào có tính tự ti, ỷ lại, thiếu chí tiến thủ, ngại cạnh tranh, nổi bật nhất của người La Hủ hiện nay. Tâm lý này được biểu hiện cụ thể ngay trong cuộc sống hàng ngày của các gia đình, nguồn sống chính của nhiều gia đình La Hủ là phụ thuộc vào rừng. Hàng ngày, họ vào rừng với con dao và

chiếc gùi, ở đó sẽ tìm được các loại rau, củ, quả, chim thú, chuột bọ có thể nuôi sống qua ngày, dần dần lối sống dựa vào khai thác tự nhiên đã ăn sâu trong tâm thức, hình thành ở họ một thói quen, nếp nghĩ cứ có rừng là sống được, mọi nhu cầu cuộc sống đều trông chờ vào khai thác những sản vật có sẵn trong rừng. Đây chính là biểu hiện của tâm lý “trông chờ, ỷ lại vào rừng”, điều này được cán bộ địa phương đúc kết trong khẩu ngữ quen thuộc “đói không lo, no không mừng” (ổ mứa mà cô, ổ cha pố mà cô). Từ năm 2009 trở lại đây, đồng bào La hủ được hưởng nhiều chính sách của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền, điển hình nhất là chính sách trợ cấp gạo của Nhà nước cho các hộ gia đình theo định mức 15kg/người/tháng, bình quân 4 tháng/ người/năm. Khi nhận được gạo, người La Hủ yên tâm sẽ có mấy tháng không phải lao động, cứ ở nhà ăn hết gạo, khi nào đối mặt với cái đói thì lại vào rừng. Đó là chưa kể đến các bản xa trung tâm xã, khi nhận gạo trợ cấp, do khả năng có hạn, nên đồng bào đổi/bán bớt một phần gạo để trả tiền công vận chuyển, hoặc đổi lấy rượu uống. Song hành với tâm lý trông chờ, ỷ lại là không biết tích lũy, người La Hủ khi nhận được tiền rừng, thì không gì ngăn cản được họ ăn uống và tiêu xài, có thể thấy điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển kinh tế gia đình, xây dựng gia đình văn hóa, tạo tiền đề để thực hiện BĐG.

Một phần của tài liệu LA _ Thu _nop QD_ (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w