Thực hiện bình đẳng giới trong lao động gia đình dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc trên cơ sở phối hợp tổng thể sức mạnh của các cấp

Một phần của tài liệu LA _ Thu _nop QD_ (Trang 128 - 129)

số miền núi phía Bắc trên cơ sở phối hợp tổng thể sức mạnh của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và bản thân người phụ nữ

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, giải phóng phụ nữ không phải là công việc của riêng ai, mà là sự nghiệp của mỗi cá nhân và toàn xã hội “phải cách mạng từng người, từng gia đình, đến toàn dân. Dù to và khó nhưng nhất định thành công” [41, tr.155]. Quán triệt tư tưởng của Bác, một trong bốn quan điểm được đưa ra trong Nghị quyết 11 ngày 27/4/2011 của Bộ Chính trị là: “Công tác phụ nữ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và từng gia đình, trong đó, hạt nhân lãnh đạo là các cấp ủy đảng, trách nhiệm

trực tiếp và chủ yếu là cơ quan quản lý nhà nước các cấp, vai trò chủ thể là phụ nữ mà nòng cốt là các cấp Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam” [9]. Các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức xã hội, cơ quan thông tin đại chúng cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về giới và ý thức trách nhiệm thực hiện BĐG cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân.

Giới là một lĩnh vực đa ngành, không nên xem BĐG một cách thiển cận như là vấn đề chỉ của riêng phụ nữ, việc xây dựng xã hội có BĐG, bảo đảm BĐG là lời kêu gọi không chỉ của riêng nữ giới, mà của mọi người, là mục tiêu cần sớm hoàn thành của các quốc gia, để từ đó góp phần xây dựng một thế giới phát triển bền vững. Do vậy, đòi hỏi có sự phối hợp và trách nhiệm của cả xã hội. Chương IV của Luật BĐG đã quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân trong việc thực hiện và bảo đảm BĐG. Thực hiện BĐG là cam kết và trách nhiệm cao của Đảng, Nhà nước và của cả hệ thống chính trị, đồng thời mở rộng sự tham gia của các tổ chức xã hội, cộng đồng trong việc tổ chức thực hiện các mục tiêu BĐG.Phát huy vai trò của hệ thống chính trị vùng DTTS MNPB hiện nay, là yêu cầu cấp bách, có ý nghĩa đối với việc thực hiện BĐG nói chung và BĐG trong lao động gia đình nói chung. Các cấp, các ngành và các tổ chức Hội, Đoàn thể trên địa bàn có sự phối hợp chặt chẽ trong việc thúc đẩy BĐG. Các cấp, các ngành, các địa phương cần tăng cường phối hợp trong xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện BĐG cho địa phương, tổ chức mình. Tạo sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, thống nhất tốt nhất cho thực hiện BĐG trên địa bàn MNPB

Một phần của tài liệu LA _ Thu _nop QD_ (Trang 128 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w