BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LAO ĐỘNG GIA ĐÌNH DÂN TỘC
BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LAO ĐỘNG GIA ĐÌNH DÂN TỘC
BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LAO ĐỘNG GIA ĐÌNH DÂN TỘC số miền núi phía Bắc phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển nguồn nhân lực của vùng và chủ trương xây dựng nông thôn mới
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng giữa kinh tế và bình đẳng giới có mối quan hệ biện chứng tác động lẫn nhau. Phát triển kinh tế chính là mở rộng cơ hội, nguồn lực và nới lỏng các ràng buộc đối với các thành viên trong gia đình - nhất là đối với phụ nữ và trẻ em gái, bảo đảm sự bình đẳng hơn trong mối quan hệ giới. Ngược lại, kinh tế kém phát triển, các gia đình thu nhập thấp, đói nghèo buộc phải thắt chặt các chi tiêu cho giáo dục, y tế và dinh dưỡng, các dịch vụ xã hội khác thì phụ nữ và trẻ em gái thường phải chịu thiệt thòi nhiều hơn, bất bình đẳng nhiều hơn. Có thể khẳng định, ở nơi nào điều kiện kinh tế khó khăn, ở đó gặp phải nhiều thách thức, trở ngại trong quá trình thực hiện mục tiêu BĐG. Chính vì vậy, phát triển kinh tế - xã hội để nâng cao mức sống cho từng gia đình, từng dân tộc là điều kiện quan trọng để có thể thực hiện được BĐG nói chung, BĐG trong lao động gia đình nói riêng và ngược lại thực hiện được BĐG trong lao động gia đình sẽ có tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế của gia đình, xã hội.
Chiến lược Quốc gia về BĐG giai đoạn 2011 - 2020 đã nêu rõ quan điểm: “Chiến lược quốc gia về BĐG là một bộ phận cấu thành quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là cơ sở nền tảng của chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước” [11]. Vì vậy, việc thực hiện