Phát triển kinh tế hàng hóa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn

Một phần của tài liệu LA _ Thu _nop QD_ (Trang 131 - 138)

đại hóa nông nghiệp nông thôn

Kinh tế phát triển là điều kiện vật chất quan trọng để thực hiện BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB, kinh tế phát triển thì hạ tầng cơ sở sẽ được đầu tư nhiều hơn. Các khoản đầu tư này cùng với việc phát triển thị trường cho các lao động thay thế, có thể làm giảm nhẹ các công việc phi thị trường của phụ nữ và đem lại cho họ nhiều cơ hội làm công ăn lương, cũng như thời gian rảnh rỗi, tạo điều kiện phá bỏ sự phân công lao động cứng nhắc. Cùng với đó, việc giảm nhẹ gánh nặng công việc gia đình, cũng có thể đem lại những lợi ích tiềm tàng cho sức khoẻ của người phụ nữ, cho thu nhập của hộ gia đình và cho việc học tập của trẻ em gái. Để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cho

nhân dân, nhiệm vụ hàng đầu hiện nay của các tỉnh MNPB là phải phát triển kinh tế hàng hóa, đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Thứ nhất, MNPB cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, phát huy lợi thế cạnh tranh của vùng

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của vùng không chỉ bảo đảm an ninh lương thực, tạo động lực cho sự phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư, mà còn tạo cơ hội phát triển cho phụ nữ nói chung và phụ nữ DTTS nói riêng.

Một là, với điều kiện kém thuận lợi về địa lý, hạn chế về đất nông nghiệp, nhạy cảm về môi trường, nên việc làm cần thiết để phát triển nông nghiệp hàng hoá cạnh tranh ở MNPB là phải đa dạng hóa nông nghiệp. Đa dạng hoá nông nghiệp là sự đáp ứng của nông dân đối với các cơ hội mới của thị trường, dựa vào tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật, bao gồm việc chuyển từ các cây trồng có giá trị thấp sang các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao hơn, từ sản xuất các cây trồng truyền thống sang sản xuất hàng hoá chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản, hoặc sang các hoạt động tạo thu nhập phi nông nghiệp.

Để đa dạng hóa nông nghiệp các tỉnh MNPB cần phải:

Thực hiện các dự án sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, tiến hành đưa những giống lúa mới cho năng suất cao và khả năng thích nghi tốt với những điều kiện tự nhiên vào trồng phổ biến, đồng thời tăng cường khuyến cáo để người dân lựa chọn giống, cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đất, thổ nhưỡng, khả năng đầu tư và trình độ canh tác của mình, đẩy mạnh việc tăng vụ đông xuân nhằm đảm bảo nhu cầu lương thực cho người dân.

Cần lựa chọn các kiến thức khoa học kỹ thuật phù hợp với trình độ nhận thức, điều kiện sản xuất của đồng bào, từng bước chuyển giao với các hình thức đa dạng, có sự tham gia ngay từ đầu của đồng bào DTTS, để có thể tiếp nhận, học tập, vận dụng làm theo; Tăng cường cán bộ khoa học kỹ thuật (chú trọng cán bộ biết tiếng DTTS) đến từng bản hướng dẫn bà con làm kinh tế một cách cụ thể, thậm chí đối với những dân tộc, những địa phương kém

phát triển phải “cầm tay chỉ việc”, tránh tình trạng chỉ đạo chung chung, chỉ đạo từ xa có thể áp dụng với mọi vùng, mọi miền. Cần tạo mối liên kết chặt chẽ giữa bốn nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước, để đảm bảo cả đầu vào và đầu ra trong sản xuất cho đồng bào.

Ngoài ra, để phát triển nông nghiệp, các tỉnh MNPB cần có sự phân vùng một cách tương đối, để hoạch định chính sách nông nghiệp: Đối với vùng cao, khó khăn, khả năng sản xuất nông nghiệp hạn chế, cần tập trung cho việc hỗ trợ trồng và bảo vệ rừng, bảo vệ vùng đầu nguồn, vùng biên giới thông qua chính sách hỗ trợ lương thực và hỗ trợ sản xuất phù hợp; Đối với vùng có khả năng sản xuất nông nghiệp, nhưng chưa có điều kiện sản xuất hàng hóa, thì trước mắt nên đặt trọng tâm vào phát triển, khai thác hệ canh tác truyền thống chuyển đổi thành hệ thống nông lâm kết hợp để tạo ra lượng sản phẩm nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu tại chỗ và cung cấp hàng hóa cho thị trường phạm vi nhỏ, đa dạng sinh kế cho người dân; Đối với vùng có khả năng sản xuất hàng hóa, cần quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa cho những sản phẩm đặc trưng có lợi thế so sánh, xây dựng cơ sở chế biến nông sản để tăng giá trị sản phẩm và thúc đẩy sản xuất, xây dựng các kênh thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa theo các cấp độ thị trường vùng, trong nước và xuất khẩu. Hình thành và phát triển những vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây ăn quả quy mô lớn, đặc biệt với những sản phẩm đặc trưng có giá trị xuất khẩu cao, như các loại chè thơm ngon ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La. Ở các vùng núi giáp biên giới của Cao Bằng, Lạng Sơn, cũng như trên vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc trồng các cây thuốc quý như: tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả và các cây ăn quả như mận, đào, lê. Ở Sa Pa có thể trồng rau mùa đông và sản xuất hạt giống quanh năm. Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản, sẽ cho phép phát triển nền nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả cao của vùng và có tác dụng hạn chế nạn du canh, du cư.

Đa dạng hoá nông nghiệp sẽ tạo ra các cơ hội để phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ kèm theo như cung cấp nguyên liệu đầu vào, chế biến, tiếp thị, điều này sẽ thu hút nhiều lực lượng lao động dư thừa, đồng thời tạo ra thu nhập phi nông nghiệp cho các nông hộ. Đa dạng hoá nông nghiệp đóng góp lớn vào công tác giảm nghèo cho các vùng DTTS MNPB, đồng thời cải thiện BĐG thông qua việc tạo ra việc làm mới có thu nhập cao cho phụ nữ.

Hai là, MNPB là vùng có nhiều khoáng sản, như mỏ quặng đồng - niken (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu), mỏ sắt (Yên Bái), thiếc và bô xít (Cao Bằng), kẽm - chì ở (Bắc Cạn), đồng - vàng (Lào Cai), đây chính là thế mạnh rất lớn để vùng phát triển công nghiệp khai khoáng, chế biến khoáng sản, mà không phải vùng nào cũng có. Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác còn lộn xộn, gây ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường và trật tự an ninh xã hội. Các tỉnh MNPB cần tổ chức lại ngành công nghiệp khai thác, tập trung đầu tư để từng bước xây dựng cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản hiện đại, nhằm đảm bảo việc khai thác vừa có hiệu quả, vừa bảo vệ được môi trường và an ninh xã hội;tiếp tục điều tra, khảo sát tìm kiếm thêm các mỏ mới, nhằm tạo điều kiện thúc đẩy ngành công nghiệp này tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh, góp phần tạo thêm việc làm và thu nhập cho nhân dân.

Ba là, vùng có nhiều di tích lịch sử đã được xếp hạng, nhiều địa danh nổi tiếng như Điện Biên phủ, nhà tù Sơn La, hang Pắc Pó, cây đa Tân Trào, hồ Núi Cốc, Ba Bể, Cẩm Sơn, Thác Bà, Sa Pa... đây là tiềm năng lớn để phát triển du lịch.Với vị trí địa lý thuận lợi giáp Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, giáp Lào ở biên giới phía Tây, MNPB có nhiều lợi thế để tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, buôn bán hàng hóa qua các cửa khẩu vùng biên giới như: Tân Thanh, Chi Ma (Lạng Sơn), Tà Lùng (Cao Bằng), Thanh Thủy (Hà Giang), Hà Khẩu (Lào Cai), Ma Lù Thàng, Tây Trang (Lai Châu).

Các tỉnh MNPB cần tổ chức khai thác có hiệu quả hoạt động dịch vụ thương mại tại các cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu; cần mở rộng, xây dựng các trung tâm thương mại, chợ biên giới, chợ nông thôn, để tiêu thụ hàng hoá

trong và ngoài tỉnh; chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, với những sản phẩm đặc sắc gắn với kỳ quan thiên nhiên, di tích lịch sử của vùng.

Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở MNPB, cần phải đi liền với tổ chức phân công lại lao động một cách hợp lý, cần chống xu hướng nữ hóa trong nông nghiệp như hiện nay, cần tiến hành phân công lại lao động ở nông thôn theo hướng giảm lao động thuần nông, tăng lao động trong những ngành phi nông nghiệp trên cơ sở phát triển các ngành, nghề, làng nghề truyền thống; các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Dù là hộ thuần nông, kiêm ngành nghề hay chuyên ngành nghề, phân công lao động phải tính tới yếu tố sinh học của phụ nữ, để tránh họ làm các công việc nặng nhọc, độc hại hay căng thẳng về cường độ và thời gian lao động. Trong mỗi ngành nghề, tùy điều kiện, khả năng từng người mà phân công lao động, làm sao để vừa tăng thu nhập vừa phát huy được khả năng của từng người. Việc đưa các công nghệ tiên tiến, kỹ thuật máy móc vào sản xuất, cần chú trọng việc cải thiện điều kiện lao động cho phụ nữ, làm thế nào để phụ nữ có thể sử dụng được các công nghệ mới, các thiết bị máy móc mới để nâng cao năng suất, tăng thu nhập, cần xóa bỏ sự phân công lao động theo giới vốn bất lợi cho phụ nữ.

Thứ hai, MNPB cần thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế

Với trình độ thấp kém và phát triển không đồng đều của lực lượng sản xuất ở khu vực MNPB, buộc chúng ta phải mở rộng nhiều hình thức quan hệ sản xuất, phá vỡ hình thức sản xuất tự cấp, tự túc truyền thống của khu vực, xây dựng một nền kinh tế gồm nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Do sản xuất chủ yếu vẫn là tự cấp, tự túc, nên kinh tế hộ gia đình ở MNPB nhìn chung là bảo thủ, lạc hậu, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, nên sản phẩm lao động làm ra kém năng suất và chất lượng. Tạo điều kiện để cho hộ gia đình phát huy tối đa mọi khả năng trong sản xuất và

kinh doanh, là trực tiếp thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh nhất trong tình hình hiện nay ở MNPB. Kinh tế hộ gia đình phát triển là cơ sở hình thành nền sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa - điều đó được thể hiện ở chỗ từ những sản phẩm dư thừa của hộ gia đình được đem ra thị trường để bán và trao đổi, trong những sản phẩm này, có những mặt hàng đã được thị trường chấp nhận, nếu các sản phẩm đó được nhân rộng trong làng, bản hay cả khu vực và được đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, thì đó sẽ là con đường nhanh chóng chuyên môn hóa sản xuất ở MNPB, là cơ sở để thực hiện chuyển giao kỹ thuật, công nghệ về chăn nuôi, trồng trọt, nâng cao hiểu biết cho nhân dân, nâng cao đời sống của nhân dân.

Kinh tế tư nhân ở MNPB chưa phát triển thật sự mạnh mẽ, nên việc thu hút đầu tư và phát triển thành phần kinh tế này càng cần thiết và mang ý nghĩa thiết thực hơn. Ngoài những mục tiêu phát triển kinh tế, nó còn tạo điều kiện để cải tạo tác phong, lề lối làm việc, kiểu sản xuất tự túc, tự cấp.

Việc mở rộng hình thức kinh tế hợp tác ở MNPB có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, không chỉ có khả năng giải quyết những khó khăn trong quá trình sản xuất và kinh doanh, tạo ra sức cạnh tranh lớn hơn, mà còn là một trong những cách thức đưa MNPB đi từ sản xuất tự cung, tự cấp, tiến tới xây dựng quan hệ sản xuất hiện đại. Việc xây dựng kinh tế hợp tác ở MNPB, có thể đi theo hướng mở rộng các hình thức hợp tác trong nội bộ làng, bản, ngành, xây dựng các hợp tác xã từ những tổ đổi công vốn có trong truyền thống sản xuất của đồng bào các dân tộc. Cần nhân rộng các mô hình liên kết hộ nông dân, các hình thức kinh tế hợp tác, việc hộ gia đình tham gia vào các nhóm, các câu lạc bộ, được hưởng lợi từ việc vay vốn của các dự án phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo đói là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy BĐG trong lao động gia đình.

Thứ ba, MNPB cần đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

Phát triển kết cấu hạ tầng ở MNPB là một yêu cầu tất yếu và cấp bách trong quá trình CNH, HĐH, xây dựng nông thôn mới. Các yếu tố như giao

thông, thủy lợi, năng lượng… mặc dù ít tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành các sản phẩm hàng hóa, nhưng giữ vai trò quan trọng đối với sản xuất hàng hóa. Sản xuất hàng hóa có phát triển được hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào các chi phí giao thông, điện sinh hoạt, thông tin. Những yếu tố này sẽ tạo ra mối quan hệ, giao lưu giữa MNPB với các khu vực khác, là cơ sở tiền đề để thực hiện CNH, HĐH nông thôn.

Một là, do giao thông khó khăn, nên đã cản trở rất lớn đến hoạt động vận chuyển các sản phẩm nông - lâm nghiệp để đem ra chợ trao đổi, nhiều chi phí cho vận chuyển hàng hóa đã chiếm hết giá trị trao đổi của hàng hóa, nên nhiều nông sản của đồng bào DTTS đem bán hoặc trao đổi bao giờ cũng phải chịu mức giá thấp hơn giá trị thực của nó, trong khi những hàng hóa cần thiết phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng của đồng bào thì lại phải mua với giá đắt hơn nhiều lần. MNPB cần cải tạo, xây dựng hệ thống giao thông trong vùng, quan tâm phát triển giao thông nông thôn để dễ dàng sử dụng xe cơ giới nhỏ, xe cải tiến, xe kéo ở vùng thấp, ngựa thồ ở vùng cao.

Hai là, sử dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào xây dựng hệ thống thủy lợi và thủy điện nhằm phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân. Đối với sản xuất nông nghiệp và nông thôn, thủy lợi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong khi xây dựng hệ thống thủy lợi, MNPB cần kết hợp xây dựng thủy điện vừa và nhỏ, phục vụ cho nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Để có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng DTTS MNPB, bên cạnh chính sách chung của Nhà nước, thì Đảng ủy, Ủy ban nhân dân các cấp ở MNPB cần có những chính sách đầu tư và quản lý đầu tư tốt hơn trong xây dựng cơ sở hạ tầng, có chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc vay vốn để mở rộng sản xuất cho cả người dân và doanh nghiệp đầu tư vào khu vực DTTS; cần thu hút các kênh đầu tư của cá nhân hoặc tổ chức trong nước, quốc tế, các dự án phát triển làng nghề truyền thống bền vững; cần thiết phải lồng ghép giới vào quá trình hoạch định chính sách và chương trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương như: ưu tiên cho các gia đình nông

dân nghèo vay vốn để phát triển sản xuất, tham gia dịch vụ xã hội. Mặt khác, cần phát triển các dịch vụ xã hội, đặc biệt là dịch vụ hỗ trợ các công việc gia đình nông thôn.

Bên cạnh những chính sách chung cần có những chính sánh, chương trình đặc thù phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa miền núi, nhằm tạo điều kiện cho các DTTS có cơ hội phát triển, có như vậy mới tạo ra được những nhân tố mới thúc đẩy quá trình phát triển tiến tới thực hiện BĐG.

Hội Phụ nữ các tỉnh MNPB cần phối hợp với Sở Lao động Thương Binh - Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức nhiều hoạt động dạy nghề, tạo việc làm cho đồng bào miền núi. Hội Phụ nữ các cấp huyện, xã tư vấn, giới thiệu việc làm tại các doanh nghiệp trong tỉnh, đi xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu LA _ Thu _nop QD_ (Trang 131 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w