Xác định cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập môn Chiến lược kinh doanh toàn cầu - TS.Nguyễn Anh Minh (Trang 42 - 43)

V = Giá trị sản phẩm (đối với khách hàng)

b. Hoạt động hỗ trợ

3.3.1. Xác định cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp

Cơ hội – Là những nhân tố thuộc môi trường bên ngoài có thể tác động tích cực đến tiềm năng lợi nhuận và tăng trưởng của doanh nghiệp. Chẳng hạn, một công nghệ mới xuất hiện trên thị trường có thể mang lại cho doanh nghiệp cơ hội giành ưu thế trước các đối thủ cạnh tranh nếu như doanh nghiệp có thể nhanh chóng ứng dụng công nghệ mới đó. Xu hướng biến động thị trường và thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng có thể mang lại cho doanh nghiệp cơ hội chiếm lĩnh những thị trường ngách mới nếu như doanh nghiệp nhanh chân hơn các đối thủ cạnh tranh trong việc thâm nhập các đoạn thị trường này. Đối với một doanh nghiệp, cơ hội thị trường có thể nhiều hoặc ít, có thể kéo dài hoặc chỉ thoáng qua, có thể rất hấp dẫn hoặc hấp dẫn vừa phải hoặc không hấp dẫn. Một cơ hội là không hấp dẫn đối với doanh

nghiệp nếu nguồn lực và kỹ năng hiện tại không giúp doanh nghiệp khai thác được cơ hội đó. Bảng 3.2 tổng kết những cơ hội có thể phát sinh đối với một doanh nghiệp.

Bảng 3.2 – Các cơ hội thị trường tiềm năng đối với doanh nghiệp

 Gia tăng nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm của ngành và của doanh nghiệp  Cơ hội giành thị phần từ các đối thủ cạnh tranh

 Xuất hiện những thị trường - đoạn thị trường và các nhóm khách hàng mới

 Cơ hội khai thác những kỹ năng hoặc bí quyết hiện tại để mở rộng chủng loại sản phẩm hoặc thâm nhập những lĩnh vực kinh doanh mới

 Cơ hội gia tăng chủng lợi sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng  Giảm bớt rào cản trên các thị trường nước ngoài

 Phát triển bán hàng trực tuyến qua Internet

 Cơ hội liên kết dọc (ngược hoặc xuôi) trong chuỗi giá trị của ngành  Cơ hội thôn tính những doanh nghiệp có tiềm năng về công nghệ

 Cơ hội liên minh chiến lược với các doanh nghiệp khác để mở rộng thị trường và thúc đẩy khả năng cạnh tranh

 Cơ hội tiếp cận và khai thác các công nghệ mới

Thách thức – Là những yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp có thể đe dọa hoạt động và lợi nhuận của doanh nghiệp. Chẳng hạn như có sự xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới hoặc các sản phẩm mới ưu việt hơn sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường, hay nguồn cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp trở nên khan hiếm và giá cả đắt đỏ hơn… Một số ví dụ về thách thức đối với doanh nghiệp được liệt kê trong Bảng 3.3. Thách thức từ bên ngoài có thể chỉ có tác động tiêu cực vừa phải đến doanh nghiệp, hoặc có thể ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp, thậm chí đặt doanh nghiệp vào tình trạng khủng hoảng hoặc phá sản.

Bảng 3.3 – Thách thức tiềm năng đối với doanh nghiệp

 Có sự sụt giảm mức tăng trưởng của thị trường

 Gia tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường, từ đó làm giảm tỷ suất lợi nhuận  Đối thủ cạnh tranh có thương hiệu mạnh, có mối liên kết chặt chẽ với khách hàng  Khả năng gia nhập thị trường của các đối thủ mới có tiềm lực mạnh

 Gia tăng vị thế mặc cả của các nhà cung cấp hoặc khách hàng  Sự gia tăng thị phần của các sản phẩm thay thế

 Sự dịch chuyển nhu cầu và thị hiếu của khách hàng sang sản phẩm của những ngành khác  Khả năng xảy ra những biến động kinh tế bất lợi tác động tiêu cực đến nhu cầu đối với sản phẩm

của ngành

 Khả năng xảy ra những biến động kinh tế bất lợi tác động tiêu cực đến các nhà cung cấp hoặc khách hàng chủ yếu

 Biến đổi công nghệ làm xói mòn các kỹ năng cốt lõi của doanh nghiệp  Gia tăng rào cản trên các thị trường nước ngoài

 Điều kiện vay mượn khó khăn hơn

 Có sự tăng giá các yếu tố đầu vào chủ yếu

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập môn Chiến lược kinh doanh toàn cầu - TS.Nguyễn Anh Minh (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)