V = Giá trị sản phẩm (đối với khách hàng)
b. Hoạt động hỗ trợ
5.5.1. Khái niệm và các hình thức liên minh chiến lược
Liên minh chiến lược là cách thức giúp doanh nghiệp đạt được một số lợi ích giống như các chiến lược liên kết dọc, thuê ngoài và thôn tính và sáp nhập nhưng giảm thiểu được các vấn đề phát sinh từ những chiến lược đó. Các công ty thường tiến hành liên minh như là một chiến lược thay thế cho liên kết hoặc thôn tính và sáp nhập. Các công ty ngày càng thực hiện liên minh chiến lược để mở rộng phạm vi hoạt động thông qua các chiến lược đa dạng hóa và sự mở rộng quốc tế. Liên minh chiến lược cũng còn là phương thức thu hẹp phạm vi hoạt động của công ty, được xem như là một cách hữu ích để kiểm soát hoạt động thuê ngoài.
Các công ty trong mọi ngành nghề và ở mọi quốc gia trên thế giới đều lựa chọn để hình thành liên minh chiến lược để hoàn thiện mục tiêu chiến lược của mình và nâng cao năng lực cạnh tranh ở thị trường trong nước và quốc tế. Mục tiêu này tương đồng với mục tiêu của liên kết dọc, thôn tính và sáp nhập và thuê ngoài. Thực tế trong quá khứ khi nhiều công ty có xu hướng hoạt động một mình, họ tự tin rằng họ hoàn toàn có hoặc có thể tự phát triển bất cứ nguồn lực và bí quyết nào cần thiết để thành công trên thị trường. Nhưng trong thế giới ngày nay, các công ty lớn – là những công ty thành công và có tài chính mạnh – đều cho rằng thật không phải là chiến lược khôn ngoan và kinh tế khi độc lập hoàn toàn và tự cung ứng với mỗi kỹ năng, nguồn lực và năng lực mà họ cần. Khi công ty cần nâng cao vị trí cạnh tranh, có thể thông qua dị biệt hóa nhiều hơn, hoặc cải thiện hiệu quả hoặc năng lực đàm phán mạnh hơn thì cách nhanh nhất và hiệu quả nhất là trở thành đối tác với các công ty có cùng mục tiêu và năng lực bổ trợ. Bên cạnh đó, việc hợp tác còn mang lại sự linh hoạt lớn hơn có thể làm thay đổi yêu cầu về nguồn lực hay mục tiêu của công ty.