Mục tiêu của thôn tính và sáp nhập

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập môn Chiến lược kinh doanh toàn cầu - TS.Nguyễn Anh Minh (Trang 64 - 65)

V = Giá trị sản phẩm (đối với khách hàng)

b. Hoạt động hỗ trợ

5.2.2. Mục tiêu của thôn tính và sáp nhập

Mục tiêu của thôn tính và sáp nhập là thứ nhất, làm tăng quy mô hoạt động và thị phần của

công ty. Nhiều thương vụ thôn tính và sáp nhập được thực hiện nhằm mục đích chuyển đổi hai hay nhiều công ty có chi phí hoạt động cao thành một công ty gọn nhẹ với chi phí giảm đi đáng kể. Khi một công ty mua lại một công ty khác trong cùng ngành thì thông thường sẽ có rất nhiều sự chồng chéo trong hoạt động, dẫn đến việc đóng cửa các nhà máy hoạt động kém hiệu quả hoặc việc sáp nhập và cắt giảm một phần hoạt động phân phối và kinh doanh. Tương tự như vậy, công ty có thể cắt giảm các chi phí liên quan đến hành chính, bằng cách hợp nhất và cắt giảm các hoạt động hành chính như tài chính và kế toán, công nghệ thông tin, nguồn nhân lực...

Thứ hai, thôn tính và sáp nhập giúp mở rộng phạm vi hoạt động về địa lý. Một trong những cách tốt nhất và nhanh nhất để mở rộng mức độ bao phủ về địa lý của công ty là mua lại đối thủ cạnh tranh hoạt động ở những địa điểm mà công ty đang mong muốn. Khi quy mô của công ty tăng về mặt địa lý thì có một lợi ích khác là tăng năng lực đàm phán của công ty với các nhà cung cấp và khách hàng.

Thứ ba, mục tiêu của thôn tính và sáp nhập là mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty sang các dòng sản phẩm mới. Nhiều khi công ty có những khoảng trống trong dòng sản phẩm cần được bổ sung để cung cấp cho khách hàng một nhóm sản phẩm hiệu quả hơn hoặc đem lại lợi ích cho khách hàng từ sự đa dạng về các loại hình dịch vụ. Thôn tính có thể là biện pháp nhanh và hiệu quả để mở rộng dòng sản phẩm của công ty hơn là giới thiệu sản phẩm mới của chính công ty để lấp đầy khoảng trống trong dòng sản phẩm. Mở rộng sang các phân khúc thị trường mới hoặc dòng sản phẩm mới có thể mang lại cho công ty lợi ích tương tự như những lợi ích mà công ty đạt được khi mở rộng theo phạm vi địa lý: dị biệt hóa sản phẩm, năng lực đàm phán và hiệu quả tốt hơn.

Thứ tư, thôn tính và sáp nhập nhằm tiếp cận nhanh chóng với công nghệ mới hoặc bổ sung nguồn lực và năng lực cho công ty. Bằng việc mua lại với mục đích hỗ trợ cho bí quyết công nghệ hoặc mở rộng năng lực và kỹ năng của công ty, công ty có thể bỏ qua nội lực tốn kém và mất thời gian để xây dựng năng lực tổ chức và nguồn lực mới cho công ty.

Thứ năm, thôn tính và sáp nhập dẫn tới việc hợp nhất các ngành có ranh giới không đáng kể do sự thay đổi về khoa học công nghệ và cơ hội gia nhập thị trường mới. Ở các ngành có chu kỳ kinh doanh ngắn hoặc các ngành mà ranh giới thường thay đổi, các công ty sử dụng chiến lược mua lại để tránh tự mình phải lựa chọn định hướng của công ty, nâng cao năng lực để đáp ứng nhu cầu đang ngày càng thay đổi, và phản ứng linh hoạt với nhu cầu của khách hàng cũng như yêu cầu về công nghệ. Những vụ mua lại như vậy sẽ làm tăng năng lực của công ty bằng việc kết hợp các nguồn lực và sản phẩm của một số các công ty khác nhau và cho phép công ty có vị trí vững chắc hơn trên thị trường.

Thứ sáu, thôn tính và sáp nhập giúp công ty vượt qua các rào cản gia nhập thị trường. Đối mặt với rào cản gia nhập thị trường như quy mô kinh tế và sản phẩm dị biệt hóa, công ty mới gia nhập có thể thôn tính một doanh nghiệp đã có, và nó sẽ hiệu quả hơn là việc gia nhập thị trường bằng việc đưa ra các sản phẩm hoặc dịch vụ mới đối với khách hàng. Thực tế, các rào cản gia nhập thị trường càng lớn thì khả năng công ty sẽ thôn tính một doanh nghiệp đã có để gia nhập càng cao. Mặc dù thôn tính có thể tốn nhiều chi phí nhưng nó mang lại cho công ty mới gia nhập ngành cách tiếp cận thị trường nhanh nhất.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập môn Chiến lược kinh doanh toàn cầu - TS.Nguyễn Anh Minh (Trang 64 - 65)