Lợi ích và mặt trái của đa dạng hóa

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập môn Chiến lược kinh doanh toàn cầu - TS.Nguyễn Anh Minh (Trang 77)

V = Giá trị sản phẩm (đối với khách hàng)

3. Tiêu chí về cải thiện kết quả kinh doanh Đa dạng hóa vào một ngành công nghiệp mới phải đảm bảo là cả lĩnh vực kinh doanh hiện tại và lĩnh vực kinh doanh mới cho kết quả

5.6.2. Lợi ích và mặt trái của đa dạng hóa

Việc theo đuổi chiến lược đa dạng hóa mang lại rất nhiều lợi ích cho một công ty hay tập đoàn. Thông qua việc phân bổ các nguồn lực(bao gồm các nguồn lực tài chính và phi tài chính) và chia sẻ các năng lực và tài sản có giá trị cạnh tranh, một doanh nghiệp có thể xây dựng được vị thế cạnh tranh vững mạnh hơn và nâng cao năng lực cạnh tranh. Từ đó có thể đạt được kết quả tài chính tốt hơn và tăng thêm được giá trị mang lại cho các cổ đông. Như đã trình bày ở phần trên, lợi ích của đa dạng hóa sẽ phản ánh tùy theo từng loại đối tượng doanh nghiệp. Có các doanh nghiệp mong muốn tham gia vào các ngành công nghiệp mới hấp dẫn hơn (hoặc tương lai sẽ là ngành công nghiệp rất hấp dẫn), đảm bảo tăng trưởng về dài hạn và chia sẻ rủi ro giữa các lĩnh vực đầu tư khác nhau.

Tuy nhiên, bên cạnh các lợi ích thì đa dạng hóa cũng tồn tại nhiều mặt trái đòi hỏi khả năng điều hành và ra quyết định tốt của doanh nghiệp để ứng phó và khắc phục. Thực tế, đa dạng hóa đòi hỏi yêu cầu rất cao về mặt quản lý, vượt xa so với dự tính ban đầu của rất nhiều công ty hay tập đoàn. Đặc biệt là khi công ty hay tập đoàn đó kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác hẳn nhau và không có hoặc có rất ít liên quan tới nhau. Quản lý thành công một tập hợp các đơn vị kinh doanh hoạt động trong các ngành/ lĩnh vực khác hẳn nhau và các môi trường cạnh tranh khác nhau là một công việc cực kỳ thử thách và khó khăn.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập môn Chiến lược kinh doanh toàn cầu - TS.Nguyễn Anh Minh (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)