Lợi ích và hạn chế của liên minh chiến lược

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập môn Chiến lược kinh doanh toàn cầu - TS.Nguyễn Anh Minh (Trang 72 - 74)

V = Giá trị sản phẩm (đối với khách hàng)

b. Hoạt động hỗ trợ

5.5.3. Lợi ích và hạn chế của liên minh chiến lược

Lý do chung nhất mà các công ty gia nhập liên minh là thúc đẩy sự phát triển của công nghệ hay sản phẩm mới, vượt qua sự thiếu hụt về chuyên môn kỹ thuật và sản xuất, cùng nhau mang lại nguồn nhân lực và chuyên môn cần thiết để tạo ra các nguồn lực và kỹ năng mới,

nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng, chia sẻ rủi ro khi đầu tư mạo hiểm, đạt được quy mô kinh tế trong sản xuất và/hoặc marketing, và đạt được hoặc củng cố tiếp cận thị trường thông qua các thỏa thuận chung về marketing. Các nhà sản xuất thường theo đuổi liên minh với các nhà cung ứng linh phụ kiện để đạt hiệu quả trong quản trị chuỗi cung ứng tốt hơn và để nhanh chóng đưa sản phẩm mới ra thị trường. Bằng việc tham gia các lực lượng trong sản xuất linh phụ kiện và/hoặc lắp ráp cuối cùng, các công ty có thể nhận thấy tiết kiệm chi phí không thể đạt được với khối lượng sản phẩm quá nhỏ của riêng công ty. Các bên tham gia liên minh có thể học hỏi nhiều lãn nhau trong việc thực hiện nghiên cứu chung, chia sẻ bí quyết công nghệ và hợp tác hoàn thiện công nghệ và sản phẩm mới.

Lợi ích của liên minh chiến lược

Trong một số trường hợp các công ty thấy liên minh chiến lược thực sự có giá trị. Công ty theo đuổi vị trí dẫn đầu thị trường toàn cầu cần liên minh để:

 Thâm nhập vào các thị trường quốc gia nhanh hơn và làm gia tăng quá trình thành lập sự

có mặt của thị trường toàn cầu tiềm năng.

 Tích lũy kiến thức về các thị trường và văn hóa khác nhau thông qua liên minh với các

đối tác địa phương.

 Tiếp cận những kỹ năng và năng lực có giá trị, tập trung vào một số địa điểm cụ thể (ví

dụ: năng lực thiết kế phần mềm ở Mỹ, năng lực thiết kế thời trang ở Ý và kỹ năng sản xuất hiệu quả ở Nhật Bản và Trung Quốc).

Công ty muốn chiếm lĩnh vị trí vững mạnh trong ngành trong tương lai cần liên minh để:

 Thiết lập căn cứ mạnh hơn để tham gia vào ngành mục tiêu.

 Làm chủ công nghệ mới và xây dựng năng lực, chuyên môn mới nhanh hơn khi công ty

tự thực hiện bằng nỗ lực nội bộ.

 Mở ra cơ hội lớn hơn trong ngành mục tiêu bằng việc phối hợp năng lực của công ty với

nguồn lực và chuyên môn của đối tác.

Lợi ích thu được từ liên minh chiến lược phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

Thứ nhất, chọn đối tác tốt. Đối tác tốt phải mang lại các thế mạnh bổ sung cho sự hợp tác. Khi các thành viên liên minh không có các điểm mạnh giống nhau thì sẽ có tiềm năng tốt hơn cho sự hợp tác và không e ngại về vấn đề xung đột. Hơn nữa, đối tác tốt cần chia sẻ tầm nhìn với công ty về mục tiêu chung của liên minh và phải có mục tiêu cụ thể để hợp tác và hoàn thiện mục tiêu đó. Sự hợp tác bền chặt cũng phụ thuộc vào mối liên hệ giữa nhân lực chủ chốt và tầm nhìn tương thích về việc liên minh sẽ được xây dựng và quản lý như thế nào.

Thứ hai, cần lưu ý đến những khác biệt về văn hóa. Khác biệt văn hóa giữa các công ty có thể gây khó khăn cho các nhân viên khi làm việc cùng nhau. KHác biệt văn hóa có thể không là vấn đề đối với các công ty cùng quốc tịch, nhưng khi các đối tác đến từ các quốc gia khác nhau thì vấn đề này khá quan trọng. Chỉ khi có sự tôn trọng giữa các bên về khác biệt văn hóa ở công ty, bao gồm cả những trở ngại xuất phát từ văn hóa địa phương khác nhau và thực tế kinh doanh địa phương khác nhau, thì sự hợp tác hiệu quả mới được thiết lập.

Thứ ba, liên minh chiến lược phải đem lại lợi ích cho cả hai bên. Việc thu nhận và chia sẻ thông tin cũng như sự hợp tác cần phải thẳng thắn và trung thực. Nhiều liên minh thất bại vì một hoặc cả hai bên đều không hài lòng với những gì họ nhận được. Đồng thời, nếu một trong hai bên giấu diếm thông tin hoặc cố gắng lợi dụng đối tác thì kết quả là sự xích mích sẽ

nhanh chóng làm tổn hại đến sự hợp tác của hai bên. Thái độ tin cậy, cởi mở của cả hai bên là điều cần thiết để hợp tác có hiệu quả.

Thứ tư, đảm bảo rằng cả hai bên đều hoàn thành cam kết của mình. Hai bên phải đưa ra các cam kết của mình với liên minh để tạo ra lợi ích. Phân chia công việc phải công bằng và lợi ích hai bên thu được phải xứng đáng. Những hoạt động đó rất quan trọng để xây dựng niềm tin giữa các bên, nghiên cứu chỉ ra rằng niềm tin là một nhân tố quan trọng trong việc nuôi dưỡng liên minh chiến lược hiệu quả.

Thứ năm, xây dựng quá trình ra quyết định hợp lý để các hành động được thực hiện nhanh chóng khi cần thiết. Trong nhiều trường hợp, tốc độ thay đổi nhanh chóng của công nghệ và cạnh tranh bắt buộc phải có một quy trình ra quyết định nhanh tương ứng. Nếu các bên mất quá nhiều thời gian để bàn bạc hoặc xin phê duyệt từ quản lý cấp trên thì liên minh có thể trở nên ì ạch và không hoạt động.

Thứ sáu, thúc đẩy quá trình học hỏi và điều chỉnh thỏa thuận của liên minh cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Một trong những chìa khóa để thành công lâu dài là thích nghi với bản chất và cấu trúc của liên minh để thích ứng với thay đổi của điều kiện thị trường, sáp nhập công nghệ và thay đổi của yêu cầu khách hàng. Liên minh khôn ngoan là nhanh chóng nhận ra giá trị của những cam kết hợp tác có liên quan, là liên minh mà cần phải có sự điều chỉnh để phù hợp với thay đổi của điều kiện thị trường và để vượt qua bất kỳ vấn đề nào phát sinh trong quá trình xây dựng mối quan hệ hợp tác hiệu quả. Hầu hết các liên minh đều đối mặt với các khó khăn trong một vài năm, và những liên minh nào đủ linh hoạt để giải quyết vấn đề thì sẽ có khả năng phục hồi tốt hơn.

Hầu hết các liên minh mà nhằm mục đích chia sẻ công nghệ hay cung cấp tiếp cận thị trường đều chỉ tồn tại trong ngắn hạn, thường chỉ một vài năm. Tuy nhiên, điều này không phải là minh chứng cho sự thất bại. Liên minh chiến lược có thể chấm dứt sau một vài năm chỉ đơn giản vì nó đã hoàn thành mục tiêu của mình. Nhiều liên minh thực sự được thành lập với mục đích tồn tại trong thời gian ngắn, thiết lập những mục tiêu ngắn hạn cụ thể. Tuy nhiên, những liên minh dài hạn có thể mang lại nhiều lợi ích chiến lược lớn hơn. Liên minh có thể dài hạn khi (1) chúng là sự hợp tác giữa các bên không cạnh tranh trực tiếp, (2) mối quan hệ tin cậy đã được thiết lập và (3) cả hai bên đều cho rằng tiếp tục hợp tác đều đem lại lợi ích chung, có thể vì cơ hội mới để học hỏi đang xuất hiện.

Nhược điểm của liên minh chiến lược

Trong khi liên minh chiến lược đưa ra một cách thức để đạt được các lợi ích như của liên kết dọc, thôn tính và sáp nhập, thuê ngoài, thì nó cũng có một số các hạn chế tương tự. Xung đột văn hóa và các vấn đề hợp tác do phong cách quản lý và thực tế kinh doanh khác nhau có thể làm ảnh hưởng đến thành công của liên minh. Những lợi ích kỳ vọng có thể không đạt được trên thực tế do có sự lạc quan thái quá về hiệu ứng cộng hưởng kết quả kinh doanh, hoặc có sự kết hợp không hiệu quả các nguồn lực và kỹ năng. Khi thuê ngoài được thực hiện thông qua liên minh thì có không ít rủi ro khi phụ thuộc vào công ty khác về chuyên môn và năng lực cần thiết. Điều này sẽ trở thành điểm yếu của những liên minh như vậy.

Ngoài ra còn có những nguy cơ khác đối với thỏa thuận liên minh. Nguy cơ lớn nhất là một đối tác trong liên minh sẽ tiếp cận được cơ sở kiến thức, công nghệ hoặc bí quyết kinh doanh độc quyền của bên tham gia khác. Rủi ro này nguy hiểm nhất khi liên minh được hình thành giữa các đối thủ trong một ngành, hoặc khi liên minh có mục đích là thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực R&D, vì khi đó có sự trao đổi rộng rãi thông tin giữa các bên trong liên minh.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập môn Chiến lược kinh doanh toàn cầu - TS.Nguyễn Anh Minh (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)