Khái niệm và nguyên nhân đa dạng hóa

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập môn Chiến lược kinh doanh toàn cầu - TS.Nguyễn Anh Minh (Trang 75 - 76)

V = Giá trị sản phẩm (đối với khách hàng)

b. Hoạt động hỗ trợ

5.6.1. Khái niệm và nguyên nhân đa dạng hóa

Ở một doanh nghiệp sẽ không nẩy sinh nhu cầu bức phải tiến hành đa dạng hóa khi doanh nghiệp đó đang vận hành hết công suất để khai thác triệt để tăng trưởng sinh lời trong ngành công nghiệp hiện tại của mình. Nhưng các cơ cơ hội để tăng trưởng sinh lời thường bị hạn chế trong các ngành công nghiệp đã trưởng thành và khi các thị trường giảm sút nhu cầu.

Một doanh nghiệp cũng có thể rơi vào cảnh bị mất đi cơ hội và doanh số trì trệ trong trường hợp ngành công nghiệp của hãng trở nên không còn hấp dẫn và không có khả năng sinh lời. Triển vọng tăng trưởng của một công ty có thể nhanh chóng bị xóa sổ khi không còn nhu cầu về sản phẩm của ngành công nghiệp này một khi các công nghệ thay thế xuất hiện. Khi các điều kiện môi trường kinh doanh diễn biến như vậy, đa dạng hóa vào các ngành công nghiệp mới luôn nhận được sự quan tâm mạnh mẽ, đặc biệt nếu năng lực và nguồn lực của một công ty có thể được tận dụng và mang lại tính kinh tế cao hơn trong các ngành công nghiệp khác.

Một công ty trở thành ứng viên hàng đầu cần theo đuổi chiến lược đa dạng hóa khi ở trong bốn hoàn cảnh sau:

1. Khi phát hiện ra các cơ hội mở rộng sang các ngành công nghiệp nơi công nghệ và sản phẩm có thể bổ trợ cho việc kinh doanh hiện tại của công ty.

2. Khi công ty có thể khai thác các nguồn lực và kỹ năng của mình thông qua việc mở rộng hoạt động vào những lĩnh vực mới nơi các nguồn lực và kỹ năng đó là tài sản có giá trị cao về mặt cạnh tranh.

3. Khi đa dạng hóa vào các ngành công nghiệp mở ra không gian mới, tạo cơ hội cho việc giảm chi phí thông qua chia sẻ và/hoặc chuyển giao các nguồn lực và kỹ năng có giá trị về mặt cạnh tranh.

4. Khi công ty có thương hiệu mạnh và có thể dùng làm thương hiệu tổng (corporate brand) cho các sản phẩm thuộc các lĩnh vực khác, và do đó trở thành đòn bẩy giúp nâng cao doanh số và lợi nhuận trong các lĩnh vực kinh doanh này.

Đa dạng hóa không chỉ đơn thuần là phân tán rủi ro kinh doanh của công ty tới các ngành khác nhau, mà về nguyên tắc, để được coi là thành công thì việc đa dạng hóa kinh doanh phải tạo thêm giá trị kinh tế cho các cổ đông - giá trị mà các cổ động không thể tự kiếm được bằng cách mua cổ phiếu của các ngành công nghiệp khác hoặc đầu tư vào các quỹ tương hỗ.

Để đạt được kỳ vọng trong việc mang lại lợi ích dài hạn cho các cổ động, đa dạng hóa kinh doanh phải đáp ứng được ba tiêu chí sau:

1. Tiêu chí về mức độ hấp dẫn của ngành. Ngành mà doanh nghiệp tham gia vào phải đủ

hấp dẫn để mang lại lợi ích cho việc đầu tư. Việc một ngành có đủ hấp dẫn hay không phụ thuộc chủ yếu việc các yêu cầu vè nguồn lực của ngành đó có phù hợp với công ty không, và ngành đó có triển vọng tốt về tăng trưởng, khả năng sinh lời và lợi nhuận hay không.

2. Tiêu chí về chi phí thâm nhập. Chi phí thâm nhập vào ngành mục tiêu không được cao

quá mức so với khả năng sinh lời. Một ngành công nghiệp hấp dẫn chưa phải lý do đủ cho việc một công ty gia nhập vào đây. Trên thực tế, triển vọng tăng trưởng và lợi nhuận dài hạn của một ngành công nghiệp càng lớn thì càng tốn kém nhiều chi phí để thâm nhập vào được. Các rào cản gia nhập cho các công ty mới khởi nghiệp thường có khuynh hướng cao trong các ngành công nghiệp hấp dẫn; còn khi rào cản gia nhập thấp thì sự gia nhập ồ ạt các nhà đầu tư mới sẽ sớm xóa sổ khả năng sinh lời cao. Và việc mua lại một công ty có chỗ đứng vững chắc trong một ngành công nghiệp hấp dẫn thường tốn rất nhiều chi phí nên càng khó vượt qua tiêu chí về chi phí thâm nhập.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập môn Chiến lược kinh doanh toàn cầu - TS.Nguyễn Anh Minh (Trang 75 - 76)