Đánh giá chung về tình hình kinh doanh và đề xuất các chiến lược

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập môn Chiến lược kinh doanh toàn cầu - TS.Nguyễn Anh Minh (Trang 45 - 47)

V = Giá trị sản phẩm (đối với khách hàng)

b. Hoạt động hỗ trợ

3.3.3. Đánh giá chung về tình hình kinh doanh và đề xuất các chiến lược

Phân tích SWOT không chỉ đơn thuần liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp. Bước thứ 3 của phân tích SWOT là đánh giá về tình trạng kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp, từ đó hoạch định các chiến lược giúp doanh nghiệp cải thiện triển vọng kinh doanh của mình.

Việc đánh giá chung về doanh nghiệp liên quan đến những khía cạnh hấp dẫn và không hấp dẫn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về thực chất, việc đánh giá đó được thực hiện trên cơ sở trả lời một loạt các câu hỏi sau đây:

 Các điểm mạnh và tài sản cạnh tranh của doanh nghiệp có đủ mạnh để giúp doanh nghiệp cạnh tranh thành công trên thị trường hay không?

 Các điểm yếu và bất lợi cạnh tranh của doanh nghiệp là không đáng kể, có thể khắc phục được dễ dàng, hay có thể trở thành những yếu tố tác động tiêu cực đến doanh nghiệp nếu như không được khắc phục kịp thời?

 Các điểm mạnh và tài sản cạnh tranh của doanh nghiệp có vượt trội so với những điểm yếu hay không?

 Cơ hội thị trường của doanh nghiệp có phù hợp với những điểm mạnh của doanh nghiệp không? Liệu doanh nghiệp có đủ những tài sản cạnh tranh để khai thác được các cơ hội hấp dẫn nhất hay không?

 Các thách thức đối với doanh nghiệp có nghiêm trọng và đáng báo động không? Doanh nghiệp có thể đối mặt và vượt qua các thách thức đó không?

 Khía cạnh nào trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hấp dẫn nhất? Khía cạnh nào đáng lo ngại nhất?

 Có thể đánh giá mức độ hấp dẫn và đáng lo ngại về tình hình kinh doanh nói chung của doanh nghiệp như thế nào?

Trên cơ sở những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và đánh giá chung về tình hình kinh doanh, doanh nghiệp cần đề xuất các lựa chọn chiến lược để cải thiện và phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Các lựa chọn chiến lược đề ra phải tập trung vào việc khai thác điểm mạnh và khắc phục điểm yếu (được chi phối bởi nguồn lực và kỹ năng) của doanh nghiệp, tận dụng các cơ hội thị trường và chống lại những thách thức từ bên ngoài. Nội dung bước cuối cùng này được tổng hợp trong Bảng 3.6, thường được gọi là ma trận TOWS.

Bảng 3.6 – Ma trận SWOT và các lựa chọn chiến lược

Điểm mạnh (S) 1. 2. 3. Điểm yếu (W) 1. 2. 3.

Cơ hội (O)

1. 2. 2. 3.

Chiến lược SO (max-max)

Chiến lược sử dụng các điểm mạnh để khai thác tối đa các cơ

hội

Chiến lược WO (min-max)

Chiến lược giảm thiểu các điểm yếu thông qua khai thác các cơ

hội Nguy cơ (T) 1. 2. 3. Chiến lược ST (max-min)

Chiến lược sử dụng các điểm mạnh để giảm thiểu các thách

thức

Chiến lược WT (min-min)

Chiến lược hạn chế các điểm yếu để giảm thiểu các thách thức

Chương 4

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập môn Chiến lược kinh doanh toàn cầu - TS.Nguyễn Anh Minh (Trang 45 - 47)