2.6.1. Mở thư tín dụng L/C (đối với trường hợp thanh toán tín dụng chứng từ) Nội dung thư tín dụng phải phù hợp với hợp đồng, lấy hợp đồng làm căn cứ để đưa ra yêu cầu về nội dung L/C và thời gian mở L/C. Khi đối tác yêu cầu sửa nội dung L/C, nếu thấy hợp lý, đúng với hợp đồng, ta phải đến ngân hàng làm thủ tục sửa đổi hoặc bổ sung, như kéo dài thời hạn bốc xếp,vận chuyển thay đổi cảng bốc, kỳ hạn hợp đồng của L/C…
2.6.2. Đưa tàu đi nhận hàng (nếu mua FOB)
2.6.3. Mua bảo hiểm nếu hàng giao theo điều kiện FOB hoặc CFR 2.6.4. Kiểm tra chứng từ vào trả tiền
Nếu chứng từ đúng với hợp đồng thì trả tiền nhận chứng từ (để nhận hàng). Nếu không đúng, yêu cầu bên bán sửa chữa.
2.6.5. Khai báo hải quan, nhận hàng và kiểm nhận chất lượng, số lượng.
Làm thủ tục khiếu nại nếu thấy thiếu hàng, chất lượng không đúng so với hợp đồng. Phải làm chứng từ khiếu nại đòi bồi thường, như làm phiếu thiếu hàng ( shortage bond), biên bản hàng hư hỏng ( cargo outturn report)…
Đòi bên bán bồi thường: nếu số lượng bốc xếp không đủ, chất lượng, quy cách không phù hợp với hợp đồng, bao bì xấu, làm hỏng hàng, không giao hàng đúng thời hạn ( nhưng hàng vẫn nguyên đai nguyên kiện).
Đòi người vận tải bồi thường trong các trường hợp: Hàng ít hơn ghi trong vận đơn.
Vận đơn sạch (clean B/L) mà hàng hóa có tình trạng hư hỏng.
Tổn thất của hàng hóa do lỗi của người vận tải (bao bì, các đai hàng đã bị hỏng). Đòi công ty bảo hiểm bồi thường.
Hàng mất do thiên tai, sự cố bất ngờ nằm trong phạm vi bảo hiểm.
Những phần mà người vận tải không bồi thường hoặc có bồi thường mà chưa đủ mức, phải tìm chỗ hợp lý thuộc trách nhiệm của bảo hiểm để đòi bồi thường.
Chú ý:
Cần làm đúng các thủ tục pháp lý khi đòi bồi thường. Chứng từ phải đầy đủ, hợp pháp.
Số tiền bồi thường gồm giá trị tổn thất và chi phí liên quan (kiểm nghiệm, bốc dỡ, kho, chi phí ngân hàng).
Yêu cầu và trách nhiệm bồi thường.