II. Thực trạng hạch toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu công ty FPT 1.Một số vấn đề chung về lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu
2. Các nguyên tắc chung trong kế toán nhập khẩu tại công ty FPT 1.Thời điểm xác định hàng hóa nhập khẩu
2.1. Thời điểm xác định hàng hóa nhập khẩu
Việc xác định thời điểm hàng hoá nhập khẩu có ý nghĩa quan trọng trong hạch toán kế toán và hạch toán thống kê. Thời điểm đó là thời điểm các doanh nghiệp nhập khẩu nắm được quyền sở hữu hàng hoá. Đối với hoạt động nhập khẩu của mình, công ty FPT lựa chọn đường biển và đường hàng không để vận chuyển hàng hóa. Nếu hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, hàng nhập khẩu được tính từ ngày hàng hoá đến địa phận nước ta, hải quan đã ký vào tờ khai hàng hoá nhập khẩu. Nếu vận chuyển bằng đường hàng không, hàng nhập khẩu được tính từ ngày hàng hoá được chuyển đến sân bay đầu tiên của nước ta theo xác nhận của hải quan sân bay.
2.2. Phương pháp tính giá mua hàng nhập khẩu
Giá mua hàng hóa nhập khẩu phụ thuộc vào điều kiện cơ sở giao hàng được thoả thuận giữa FPT và nhà cung cấp, bao gồm: thuê mướn phương tiện vận tải, bốc hàng, khai báo hải quan, nộp thuế nhập khẩu và các chi phí giao hàng bao gồm chi phí chuyên chở hàng, chi phí bốc dỡ, lưu kho, bảo hiểm, ngoài ra còn có sự phân chia những rủi ro, tổn thất về hàng hóa. Trên cơ sở đó, hai bên sẽ thống nhất áp dụng theo giá CIF hoặc FOB, thông thường là giá CIF.
Thường giá mua được tính bằng ngoại tệ, trong trường hợp này, kế toán công ty phải quy đổi ra tiền Việt Nam và thực hiện hạch toán theo các nguyên tắc kế toán ngoại tệ: hạch toán theo tỷ giá thực tế
2.3. Phương pháp tính giá bán hàng nhập khẩu
Phương pháp tính giá bán hàng nhập khẩu tại công ty là phương pháp giá thực tế đích danh vì hàng nhập khẩu thường là do công ty đã có kế hoạch tiêu thụ hàng nhập khẩu, tìm được đầu ra cho thị trường. Hơn nữa, đặc điểm hàng hóa của công ty là loại hàng công nghệ cao, điện tử hoặc viễn thông, mạng nên thường có giá trị cao và có tính tách biệt, chủ yếu được công ty kinh doanh bán buôn dưới hình thức đại lý độc quyền hoặc chính thức tại Việt Nam, và được công ty bảo quản trong hàng trăm kho bãi trên nhiều tỉnh, thành phố cả nước. Do đó, hàng nhập về
được xác định theo giá trị đơn chiếc hay từng lô và giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến lúc xuất. Khi xuất hàng nào (hay lô hàng nào) sẽ xác định theo giá thực tế đích danh của hàng hay lô hàng đó.
2.4. Lập và hoàn nhập dự phòng
Hiện nay, công ty chưa quan tâm đến việc lập dự phòng cho các mặt hàng nhập khẩu trên mọi khía cạnh rủi ro: từ việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trước nguy cơ hàng hỏng, có lỗi do mua từ nước ngoài về không có khả năng kiểm tra mặt hàng trước khi mua hoặc nguy cơ hàng bị giảm giá trên thị trường, đặc biệt nguy cơ này rất lớn đối với các mặt hàng công nghệ cao; cho đến việc lập dự phòng phải thu khó đòi tại khâu tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu, vốn là những mặt hàng có giá trị tương đối lớn.
2.5. Phương pháp hạch toán tỷ giá và chênh lệch tỷ giá
Đối với các nghiệp vụ phát sinh có liên quan đến ngoại tệ, công ty sử dụng phương pháp hạch toán ngoại tệ theo tỷ giá thực tế. Tỷ giá thực tế được sử dụng là tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.