Phân tích tình hình hoạt động nhập khẩu của công ty FPT

Một phần của tài liệu hoàn thiện hạch toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ fpt (Trang 103 - 106)

II. Thực trạng hạch toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu công ty FPT 1.Một số vấn đề chung về lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu

5.Phân tích tình hình hoạt động nhập khẩu của công ty FPT

Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bao giờ cũng gắn liền với các yếu tố tài chính và các yếu tố phi tài chính. Các yếu tố này tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng vậy, nó chịu ảnh hưởng của nguồn lực vốn, cách quản lý và sử dụng vốn... và của môi trường kinh doanh, danh tiếng ... của doanh nghiệp, rồi đến lượt nó tác động trở lại đến khả năng tài chính, danh tiếng, chất lượng sản phẩm, trình độ quản lý...Vì vậy việc phân tích tình hình hoạt động nhập khẩu hàng hóa giúp ta đánh giá được hiệu quả của hoạt động này.

Bảng 9: Tổng quan tình hình nhập khẩu Quý Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 $ % $ % Tổng doanh thu 3,172,567,895,688 100 5,099,271,582,445 100 Tổng doanh số hàng NK 837,568,483,745 26.4 1,894,254,737,256 37.15 Một trong các chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty FPT là hoạt động thương mại, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu. Trong những năm gần đây, đáp ứng nhu cầu hàng hóa công nghệ, viễn thông ngày càng tăng cao của thị trường, hoạt động nhập khẩu của công ty cũng diễn ra ngày càng sôi nổi. Trong khi hoạt động nhập khẩu có nhiều nét đáng mừng thì hoạt động xuất khẩu của công ty chưa hiệu quả, chủ yếu là sản xuất, gia công phần mềm xuất khẩu cho thị trường Nhật Bản. Do hoạt động xuất khẩu còn mới manh nha nên em không so sánh hiệu quả của hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu với nhau.

Từ bảng trên, ta thấy tổng doanh số hàng nhập khẩu năm 2004 tăng lên số với năm 2003 là: 1,926,703,686,757 VND tương ứng với 6.07% đã góp phần làm tăng tổng doanh thu của toàn công ty. Tỷ trọng doanh thu hàng nhập khẩu đóng góp vào tổng doanh thu toàn công năm 2003 là 26.4%, năm 2004 là 37.15%, như vậy hoạt động nhập khẩu năm 2004 tại công ty đã sôi nổi, mạnh mẽ hơn trước. Đây là một con số tương đối hợp lý vì ngoài công ty phân phối FDC thuộc FPT thực hiện

chức năng kinh doanh hàng hóa nhập khẩu thì công ty FPT còn có các công ty con khác kinh doanh hiệu quả các mặt hàng khác và đóng góp vào tổng thu của FPT.

Bảng 10: Tình hình nhập khẩu hàng hóa đối với Nhà cung cấp

STT Danh mục Năm 2003 Năm 2004 Năm 2004 so với năm 2003

VND % VND % +/- % 0 Tất cả 837,568,483,745 100 1,894,254,737,256 100 1,056,686,253,511 126.16 1 3Com 45,524,657,725 5.44 77,362,279,909 4.08 31,837,622,184 69.93 2 Acer 35,768,457,547 4.27 60,342,769,834 3.19 24,574,312,287 68.70 3 Alcatel 25,577,425,754 3.05 53,578,905,425 2.83 28,001,479,671 109.48 4 BenQ 14,577,546,790 1.74 46,579,460,087 2.46 32,001,913,297 219.53 5 Cisco 34,571,437,973 4.13 57,179,905,689 3.02 22,608,467,716 65.40 6 HP-Compaq 67,264,216,346 8.03 158,526,251,890 8.37 91,262,035,544 135.68 7 IBM 104,464,734,627 12.47 207,568,251,436 10.96 103,103,516,809 98.70 8 Lotus 23,436,568,547 2.80 50,768,628,987 2.68 27,332,060,440 116.62 9 Microsoft 45,346,898,653 5.41 80,327,678,984 4.24 34,980,780,331 77.14 10 Motorola 48,457,576,987 5.79 116,768,243,845 6.16 68,310,666,858 140.97 11 Nokia 157,267,758,935 18.78 346,676,572,976 18.30 189,408,814,041 120.44 12 Oracle 24,546,899,564 2.93 73,467,876,873 3.88 48,920,977,309 199.30 13 Olivetti 11,365,789,899 1.36 46,478,362,878 2.45 35,112,572,979 308.93 14 Samsung 108,215,637,378 12.92 306,356,243,653 16.17 198,140,606,275 183.10 15 Toshiba 89,436,788,135 10.68 198,563,858,804 10.48 109,127,070,669 122.02 16 Khác 1,746,088,885 0.21 13,709,445,986 0.72 11,963,357,101 685.15 Nhận xét:

Hoạt động nhập khẩu năm 2004 tăng so với năm 2004 là 1,056,686,253,511 VND, tương ứng với 126,1%. Điều này cho thấy, quy mô hoạt và hiệu quả hoạt

động nhập khẩu của công ty đã tăng, vừa cho thấy hoạt động kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu của công ty đạt hiệu quả tương đối cao, vừa phản ánh thị trường đối với các sản phẩm tin học, viễn thông còn rất “nóng” và hấp dẫn.

Năm 2003, hoạt động nhập khẩu các mặt hàng của hãng Nokia mạnh mẽ nhất, sau đó đến Samsung, mặc dù mặt hàng điện thoại di động cũng mới chi được công ty quan tâm vào năm 2003; giá trị nhập khẩu lớn thứ 3 là các thiết bị tin học của IBM. Điều này cho thấy thị trường điện thoại di động đang trở thành cơn sốt. Năm 2004, công ty tiếp tục khai thác thị trường cho các mặt hàng của 3 hãng lớn nói trên, đồng thời tăng cường hoạt động nhập khẩu cho các tên tuổi lớn khác như Toshiba, HP-Compaq, Motorola, Microsoft…

Năm 2004, các hãng Nokia, Samsung, IBM, Toshiba… vẫn tiếp tục dẫn đầu về giá trị nhập khẩu tại công ty. Nhìn chung, tỷ trọng nhập khẩu các thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin của các hãng cho công ty vẫn có sự ổn định, không có dấu hiệu đột biến.

Tuy nhiên, nếu xét về tốc độ tăng trưởng thì ngoài các hãng như Nokia, Samsung, HP vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao thì một số mặt hàng đã có dấu hiệu đang ngày càng thịnh hành và lên ngôi như Olivetti đạt trên 300%, BenQ và Oracle đạt xấp xỉ 200%. Điều này gợi ý cho công ty nên tập trung vào thị trường máy tính, thiết bị mạng vấn rất được thị trường quan tâm.

Qua phân tích và nghiên cứu hoạt động nhập khẩu, ta có thể thấy, mặc dù công ty FPT được biết đến với chức năng sản xuất phần mềm, cung cấp dịch vụ mạng và giải pháp công nghệ thông tin, nhưng hoạt động kinh doanh thương mại các mặt hàng nhập khẩu lại có những đóng góp không nhỏ đối với sự tồn tại, phát triển và mở rộng quy mô của công ty. Tuy nhiên, theo em, công ty còn mất cân đối trong hoạt động xuất nhập khẩu và chưa chú trọng đúng mức để nâng cao hiệu quả hoạt động chức năng chính của mình, nhằm mở rộng thêm thị trường, đặc biệt thị trường nước ngoài với khả năng gia công, xuất khẩu phần mềm.

PHẦN III

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NHẬP KHẨU HÀNG HÓATẠI CÔNG TY FPT TẠI CÔNG TY FPT

Một phần của tài liệu hoàn thiện hạch toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ fpt (Trang 103 - 106)