II. Tổ chức công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu
2. Một số quy định chung về kế toán lưu chuyển hàng nhập khẩu 1.Hàng hóa nhập khẩu
2.1. Hàng hóa nhập khẩu
Hàng hoá nhập khẩu là hàng hoá mà các doanh nghiệp XNK nước ta mua từ nước ngoài theo các hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết với chủ hàng ở nước bạn. Hàng hoá được nhập khẩu từ nhiều nguồn khác nhau với các loại hàng khác nhau. Hàng hoá nhập khẩu phải là những loại hàng hoá phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng thiết yếu và những vật tư phục vụ cho sự phát triển kinh tế quốc dân mà trong nước khan hiếm, bao gồm:
- Hàng hoá nước ngoài đưa vào hội chợ, triển lãm ở nước ta, sau đó các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mua lại và thanh toán bằng ngoại tệ.
- Hàng hoá mua bán nước ngoài để xuất khẩu cho nước thứ ba theo hợp đồng ký kết giữa các bên.
- Hàng hoá nước ngoài viện trợ cho nước ta trên cơ sở các Hiệp định, Nghị định thư ký kết giữa Chính phủ ta với bạn thực hiện thông qua các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nước ta.
2.2. Thời điểm hàng hóa nhập khẩu
Việc xác định thời điểm hàng hoá nhập khẩu có ý nghĩa quan trọng trong hạch toán kế toán và hạch toán thống kê. Thời điểm đó là thời điểm các doanh nghiệp nhập khẩu nắm được quyền sở hữu hàng hoá. Thời điểm mà hàng hoá được xác định là nhập khẩu là:
- Nếu vận chuyển bằng đường biển tính từ ngày hàng hoá đến địa phận nước ta, hải quan đã ký vào tờ khai hàng hoá nhập khẩu.
- Nếu vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ: Tính từ ngày hàng hoá được vận chuyển đến ga, trạm biên giới nước ta theo xác nhận của hải quan cửa khẩu. - Nếu vận chuyển bằng đường hàng không: Tính từ ngày hàng hoá được chuyển đến sân bay đầu tiên của nước ta theo xác nhận của hải quan sân bay.
2.3. Giá thực tế hàng nhập khẩu
Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp các chi phí, thuế nhập khẩu được tính vào giá vốn hàng nhập khẩu. Trường hợp doanh nghiệp áp dụng thuế giá trị gia tăng khấu trừ:
Giá thực tế hàng nhập khẩu
= Giá mua phải thanh toán cho người
xuất khẩu
+ Chi phí mua
+ Thuế nhập khẩu, thuế TTĐB Trường hợp doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Giá thực tế hàng nhập
khẩu
= Giá mua phải thanh toán cho
người xuất khẩu + Chi phí mua + Thuế nhập khẩu, thuế TTĐB + Thuế GTGT
Giá mua hàng hóa nhập khẩu phụ thuộc vào điều kiện cơ sở giao hàng được thoả thuận giữa bên bán và bên mua, đó là sự phân chia giữa bên bán và bên mua các trách nhiệm tiến hành việc giao nhận hàng như: thuê mướn phương tiện vận tải, bốc hàng, khai báo hải quan, nộp thuế nhập khẩu và các chi phí giao hàng bao
gồm chi phí chuyên chở hàng, chi phí bốc dỡ, lưu kho, bảo hiểm, ngoài ra còn có sự phân chia những rủi ro, tổn thất về hàng hóa.
Giá mua phải thanh toán cho người xuất khẩu
= Giá ghi trên hóa đơn thương mại
x Tỷ giá thực tế ngoại tệ
2.4. Giá trị xuất kho của hàng nhập khẩu
Để xác định giá đơn vị của hàng xuất bán, xuất dùng kế toán có thể sử dụng các phương pháp: Phương pháp giá đơn vị bình quân, phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO), phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO), phương pháp giá thực tế đích danh, phương pháp giá hạch toán (phương pháp hệ số giá). Tuy nhiên, các phương pháp này đều phải sử dụng nhất quán giữa các kỳ. Tùy từng bản chất mỗi loại hàng hóa mà doanh nghiệp phải lựa chọn phương pháp xác định giá xuất kho phù hợp. Thông thường, ở Việt Nam, các mặt hàng nhập về thường là những mặt hàng chưa có khả năng sản xuất, có giá trị lớn, sản phẩm có tính tách biệt; khi đó doanh nghiệp thường lựa chọn phương pháp tính giá thực tế đích danh. Theo phương pháp này, hàng nhập về sẽ được xác định theo giá trị theo đơn chiếc hay từng lô và giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến lúc xuất. Khi xuất hàng nào (hay lô hàng nào) sẽ xác định theo giá thực tế đích danh của hàng hay lô hàng đó. Ưu điểm của phương pháp này là tính giá hợp lý, khoa học, sử dụng trong kinh doanh bán buôn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng với các doanh nghiệp có điều kiện bảo quản riêng từng lô hàng nhập kho, đòi hỏi công tác bảo quản và hạch toán chi tiết hàng nhập kho phải được tiến hành tỉ mỉ.
Đối với đơn vị kinh doanh thương mại, để xác định giá vốn của hàng tiêu thụ, kế toán còn cần phải phân bổ chi phí thu mua cho hàng tiêu thụ theo tiêu thức phù hợp (trọng lượng, số lượng, giá bán, trị giá mua...). Thường áp dụng công thức phân bổ như sau:
Chi phí thu mua phân bổ cho hàng
tồn cuối kỳ
Chi phí thu mua tồn đầu kỳ
+ Chi phí thu mua phát sinh trong kỳ Trị giá mua hàng tồn cuối kỳ = × Trị giá mua hàng xuất tiêu thụ trong kỳ + Trị giá mua hàng tồn cuối kỳ
Chi phí thu mua phân bổ cho hàng bán ra = Chi phí thu mua tồn cuối kỳ + Chi phí thu mua phát sinh trong kỳ -
Chi phí thu mua phân bổ hàng tồn
cuối kỳ
2.5. Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT
Thuế nhập khẩu được thực hiện theo luật thuế nhập khẩu và có biểu thuế, thuế suất quy định cho từng mặt hàng hoặc từng ngành hàng. Trị giá tình thuế được quy đổi ra tiền ngân hàng Việt Nam theo trị giá thực tế trên cơ sở giá CIF, nhưng trong từng khung thuế quy định. Nếu trị giá hàng hóa tính theo giá CIF nhỏ hơn trị giá trong biểu thuế thì giá tính thuế được xác định theo trị giá trong biểu thuế, nếu trị giá hàng hoá theo giá CIF lớn hơn trị giá ghi trong biểu thuế thì giá tính thuế là giá CIF.
Hàng nhập khẩu có thể thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, doanh nghiệp tính GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng tính thuế GTGT hay hàng hóa nhập khẩu dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, văn hóa phúc lợi … được trang trải bằng các nguồn kinh phí khác.
Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, giá trị hàng hóa nhập khẩu sẽ bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thuế nhập khẩu
= { Giá mua + Chi phí thu mua
} x Thuế suất thuế nhập khẩu Thuế TTĐB = { Giá nhập + Thuế nhập khẩu } x Thuế suất thuế
khẩu hàng hóa (CIF) phải nộp TTĐB Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp = { Giá nhập khẩu hàng hóa (CIF) + Thuế nhập khẩu, thuế TTĐB phải nộp
} x Thuế suất thuế GTGT
2.6. Nguyên tắc kế toán các chỉ tiêu kinh doanh có gốc ngoại tệ
Theo nguyên tắc chung, kế toán các chỉ tiêu kinh doanh có gốc ngoại tệ được thực hiện theo quy định tại chuẩn mực kế tóan Việt Nam số 10 – VAS 10 ban hành và công bố tại Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư 105/2003/TT-BTC, ngày 04/11/2003. Việc tuân thủ nguyên tắc ghi nhận chỉ tiêu kinh doanh có gốc phát sinh bằng ngoại tệ là cần thiết vì những ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái có chi phối tới các chỉ tiêu kinh doanh xuất nhập khẩu.
Nguyên tắc kế toán các chỉ tiêu kinh doanh có gốc ngoại tệ được nêu rõ trong VAS10 chủ yếu tại phần “Nội dung chuẩn mực”. Các nguyên tắc chủ yếu ảnh hưởng đến kế toán xuất nhập khẩu có nội dung như sau:
Trường hợp 1: Doanh nghiệp sử dụng tỷ giá thực tế để ghi sổ
Nguyên tắc dùng tỷ giá thực tế để ghi sổ áp dụng cho đơn vị ít phát sinh ngoại tệ hoặc không dùng tỷ giá hạch toán để ghi sổ, tỷ giá dùng để ghi sổ là tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá thực tế bình quân liên ngân hàng được công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Chêch lệch ngoại tệ được ghi thu, chi hoạt động tài chính. Cuối năm điều chỉnh các số dư chỉ tiêu theo gốc ngoại tệ, theo tỷ giá thực tế ngày cuối năm chênh lệch tăng, giảm tỷ giá ngoại tệ sau khi bù trừ được ghi thu, chi tài chính.
Trường hợp 2: Doanh nghiệp sử dụng tỷ giá hạch toán để ghi sổ
Doanh nghiệp này cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Đối với tiền ngoại tệ, nợ phải thu, nợ phải trả, nợ vay có gốc ngoại tệ khi phát sinh được ghi sổ theo tỷ giá hạch toán.
- Đối với doanh thu xuất khẩu, doanh số nhập khẩu, chi phí ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, các phụ phí chi bằng ngoại tệ được quy đổi ra tiền Việt Nam đồng và ghi sổ theo tỷ giá thực tế thời điểm phát sinh nghiệp vụ hoặc tỷ giá thực tế bình quân liên ngân hàng.
- Chênh lệch giữa tỷ giá cố định (tỷ giá hạch toán) với tỷ giá thực tế giao dịch được ghi thu, chi hoạt động tài chính tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Cuối năm, điều chỉnh theo tỷ giá ngoại tệ cuối kỳ cho tiền ngoại tệ, nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ còn dư cuối năm; chênh lệch phát sinh giữa các loại tỷ giá ghi sổ trong kỳ so với tỷ giá thực tế cuối năm được điều chỉnh tăng, giảm các đối tượng trên, đồng thời ghi riêng khoản chênh lệch do thay đổi tỷ giá hối đoái trên khoản “chênh lệch ngoại tệ”. Sau khi bù trừ chênh lệch tăng, giảm chênh lệch ngoại tệ, chênh lệch cuối cùng (lãi, lỗ) được ghi thu, chi hoạt động tài chính cho năm tài chính trước khi khóa sổ kế toán.
Hạch toán chi tiết, tổng hợp, những ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái tới chỉ tiêu kinh doanh được thực hiện theo chế độ hiện hành.