trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu mà em xin mạnh dạn nêu ra và đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục để góp phần nhỏ bé trong việc nâng cao hiệu quả của công tác kế toán tại Công ty.
II. Cơ sở lý luận và thực tiễn để hoàn thiện những tồn tại trong hoạt độngnhập khẩu hàng hoá nhập khẩu hàng hoá
Có thể nói, trong 10 năm gần đây chính sách quản lý nhập khẩu chuyển mình khá toàn diện và mang lại hiệu quả tích cực, đưa nền ngoại thương nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung đạt được những thành tựu như hiện nay. Như mạnh dạn thay đổi quan niệm về Nhà nước độc quyền ngoại thương, chuyển đổi cơ chế quản lý hàng hoá, thủ tục hành chính đã được cải tiến phù hợp với tập quán quốc tế, đổi mới công cụ điều tiết hoạt động nhập khẩu - thay thế dần các biện pháp hành chính, mệnh lệnh bằng các công cụ kinh tế. Để thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, hoà nhập với thị trường quốc tế, đưa nước ta vào hàng các nước có nền ngoại thương tương đối phát triển, một trong những yếu tố cơ bản là tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hơn về cơ chế quản lý nhập khẩu. Đây là những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, việc mở cửa nền kinh tế, thiết lập quan hệ ngoại thương với nhiều nước, nhiều khu vực kinh tế, việc gia nhập và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của khu vực mậu dịch tự do AFTA, tổ chức thương mại thế giới WTO...làm cho cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Khi đó muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải làm ăn có lãi và có hiệu quả. Để đạt được mục tiêu đó các nhà lãnh đạo phải nắm được các thông tin của đơn vị mình một cách chính xác và kịp thời, một phần quan trọng các thông tin đó là do kế toán cung cấp.
Một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu đòi hỏi phải là một công ty trước tiên có đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo và đặc biệt đứng trước những khó khăn trong thời đại hiện nay cùng với những tiến bộ khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão, thời đại bùng nổ thông tin thì các cán bộ
phải có đủ phẩm chất và năng lực, các cán bộ lãnh đạo, các cán bộ quản lý nhất thiết phải có tri thức, có trí tuệ, năng lực tổ chức, quản lý và điều hành. Trong công tác nhập khẩu hàng hoá các doanh nghiệp phải biết lựa chọn nhà cung cấp sao cho đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất, phải biết tạo dựng uy tín trên thị trường, có các chiến lược kinh doanh thích hợp cho từng thời kỳ nhằm đảm bảo tính linh hoạt khi có biến động trên thị trường. Các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phải tuân thủ các thông lệ quốc tế và Pháp luật của Nhà nước.
Với vai trò của mình kế toán hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng đòi hỏi phải được hoàn thiện từ công tác hạch toán đến tổ chức bộ máy kế toán, đây là điều kiện không thể thiếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hoá nói riêng và hiệu quả hoạt động kinh doanh toàn doanh nghiệp nói chung. Đối với công tác kế toán, các thông tin kế toán phải phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác các nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá, đặc biệt trong cơ chế thị trường các thông tin này phải đảm bảo tính nhạy bén và phù hợp điều kiện kinh tế. Công tác thu thập và phản ánh các thông tin kế toán này phải xuất phát từ các đặc trưng của hoạt động kinh doanh nhập khẩu, từ mục tiêu của hoạt động này là vì lợi nhuận, từ các đặc điểm của từng doanh nghiệp để vận dụng sáng tạo nhưng trong khuôn khổ các luật định, chế độ kế toán. Các chứng từ sử dụng trong kế toán nhập khẩu hàng hoá được ghi chép kịp thời, rõ ràng, luân chuyển chứng từ phải phù hợp với đặc điểm riêng của nghiệp vụ.
Đối với công tác tổ chức bộ máy kế toán, để hoàn thiện thì phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Hoàn thiện trên cơ sở tôn trọng các cơ chế tài chính, tuân thủ chế độ kế toán. Tuy nhiên, doanh nghiệp được phép vận dụng chủ động và sáng tạo việc thực hiện kế toán chi tiết, trong khuôn khổ chế độ, tôn trọng cơ chế tài chính.
- Hoàn thiện trên cơ sở phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp, nhằm tiết kiệm chi phí, giảm nhẹ công việc nhưng vẫn mang tính khoa học, đem lại hiệu quả cao nhất, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin kịp thời, chính xác, phù hợp nhu cầu quản lý.
- Bộ máy kế toán đảm bảo thực hiện khối lượng công tác kế toán phần hành với đầy đủ các chức năng thông tin và kiểm tra các hoạt động của đơn vị. Các nhân viên kế toán trong một bộ máy kế toán có mối liên hệ chặt chẽ qua lại xuất phát từ sự phân công lao động phần hành trong bộ máy.
- Cán bộ kế toán phải cẩn thận, tỷ mỷ trong công việc, có chuyên môn, có phẩm chất đạo đức và có lòng hăng say trong công việc. Cán bộ quản lý và kế toán trưởng am hiểu nghiệp vụ, có khả năng xử lý nhanh nhạy các tình huống xảy ra, có óc phán đoán và phân tích, có khả năng bao quát toàn bộ công việc kế toán trong doanh nghiệp. Trong công tác, đội ngũ cán bộ cần có sự nhất trí, lấy lợi ích tập thể đặt lên trên lợi ích cá nhân, tất cả vì mục tiêu tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Kế toán trực tiếp làm nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu phải là người có trình độ hiểu biết nghiệp vụ và đặc biệt là thông thạo tiếng Anh vì kế toán viên này là người thường xuyên tiếp xúc các chứng từ và tài liệu bằng tiếng Anh, từ đó mà kế toán có thể hiểu và phản ánh nghiệp vụ nhập khẩu một cách chính xác, đầy đủ, đảm bảo thông tin kế toán xuất nhập khẩu. Ngoài ra đối với các doanh nghiệp sử dụng kế toán máy thì kế toán phải biết xử lý, thao tác và vận dụng phần mềm kế toán mà doanh nghiệp sử dụng để các nghiệp vụ kế toán được phản ánh kịp thời, chính xác đáp ứng nhu cầu về thông tin kế toán.