Đối với kế toán nhập khẩu hàng hoá

Một phần của tài liệu hoàn thiện hạch toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ fpt (Trang 116 - 124)

III. Đề xuất phương hướng hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hoá của FPT 1 Đối với hoạt động nhập khẩu hàng hoá

2.Đối với kế toán nhập khẩu hàng hoá

Để giải quyết những tồn tại trong việc sử dụng tài khoản em xin có một vài đề xuất sau:

Về hạch toán chi phí mua hàng nhập khẩu

- Các chi phí trong việc mua hàng nhập khẩu phải được hạch toán rõ ràng và đúng quy định. Các chi phí liên quan đến bán hàng thì mới hạch toán vào TK 641, các chi phí liên quan đến chi phí quản lý doanh nghiệp thì mới hạch toán vào TK 642, còn các chi phí liên quan đến việc mua hàng phải hạch toán vào TK 1562 theo định khoản sau:

Nợ TK 1562: chi phí thu mua hàng hóa chưa thuế GTGT Nợ TK 133: Thuế GTGT

Có TK 111, 112, 331: tổng chi phí thu mua hàng hóa

Cuối kỳ phân bổ chi phí thu mua này cho hàng tiêu thụ và hàng tồn kho theo công thức:

Chi phí thu mua phân bổ cho hàng

tồn cuối kỳ

Chi phí thu mua tồn đầu kỳ

+ Chi phí thu mua phát sinh trong kỳ Trị giá mua hàng tồn cuối kỳ = × Trị giá mua hàng xuất tiêu thụ trong kỳ + Trị giá mua hàng tồn cuối kỳ

Chi phí thu mua phân bổ cho hàng bán ra = Chi phí thu mua tồn cuối kỳ + Chi phí thu mua phát sinh trong kỳ -

Chi phí thu mua phân bổ hàng tồn

cuối kỳ Sau khi đã xác định được chi phí mua hàng của hàng đã tiêu thụ thì phản ánh chi phí này vào giá vốn theo bút toán sau:

Có TK 1562

Về hạch toán ngoại tệ

- Công ty là đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu nên sử dụng ngoại tệ thường xuyên và nhiều loại ngoại tệ khác nhau vì vậy việc sử dụng TK ngoài bảng 007 sẽ giúp cho Công ty theo dõi ngoại tệ dễ dàng thuận tiện hơn giúp nắm bắt được số ngoại tệ từng loại còn bao nhiêu, phát sinh tăng giảm bao nhiêu đảm bảo phục vụ cho công tác thanh toán hàng hoá nhập khẩu.

TK 007 được mở chi tiết cho từng loại nguyên tệ. Khi có phát sinh tăng về ngoại tệ, kế toán ghi

Nợ TK 007- chi tiết cho từng loại nguyên tệ Khi có phát sinh giảm về ngoại tệ, ghi:

Có TK 007- chi tiết cho từng loại nguyên tệ

- Đối với những trường hợp khi hạch toán nghiệp vụ do áp dụng 2 tỷ giá khác nhau dẫn đến chênh lệch tỷ giá hối đoái, kế toán cần xác định Lãi chênh lệch hoặc Lỗ do chênh lệch. Tuy nhiên việc xử lý Lãi/Lỗ này không nên đưa vào TK 413 “chênh lệch tỷ giá hối đoái” như công ty vẫn làm, mà phải đưa vào Có TK 515 – nếu Lãi hoặc đưa vào Nợ TK 635 – nếu Lỗ. Xử lý như vậy sẽ đảm bảo hạch toán ngoại tệ theo đúng tinh thần chuẩn mực và quy định mới.

Về trích lập dự phòng

Như đã trình bày ở trên, với hoạt động kinh doanh thương mại hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin như công ty FPT, để quán triệt theo nguyên tắc thận trọng trong kế toán, việc thực hiện trích lập dự phòng đối với giảm giá hàng tồn kho và phải thu khó đòi là rất quan trọng. Ý nghĩa của việc trích lập này là:

- Mặt hàng kinh doanh của công ty thuộc lĩnh vực công nghệ cao, vòng đời của mỗi sản phẩm ngắn; hơn nữa việc vận chuyển những mặt hàng này từ nước bạn về chứa đựng những rủi ro dẫn đến tỷ lệ sản phẩm hỏng, lỗi thường cao hơn

những mặt hàng khác. Thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho sẽ phòng tránh biến động trong hoạt động sản xuất kinh doanh,ổn định giá cả mặt hàng kinh doanh. Về mặt kinh tế cũng như tài chính hành vi dự phòng cho phép Công ty luôn thực hiện được nguyên tắc hạch toán tài sản theo giá phí gốc, lại vừa có thể ghi nhận trên các báo cáo tài chính của mình giá thực tế của tài sản.

- Những mặt hàng nhập khẩu hiện nay của công ty đều được tổ chức phân phối ra thị trường dưới dạng đại lý độc quyền hoặc đại lý chính thức tại Việt Nam và tiếp tục phân phối tới đại lý cấp 2 dưới hình thức trả chậm. Chính vì vậy, công tác thu hồi công nợ thường rất vất vả và nhiều rủi ro và nên tiến hành lập dự phòng phải thu khó đòi.

Lập dự phòng làm tăng tổng số chi phí, do vậy nó đồng nghĩa với sự tạm thời làm giảm thu nhập ròng của niên độ báo cáo- niên độ lập dự phòng của Công ty; mặt khác dự phòng tạo lập cho Công ty một quỹ tiền tệ để đủ sức khắc phục trước mắt các thiệt hại có thể xảy ra trong kinh doanh, ngoài ra dự phòng có thể được nhìn nhận như một đối sách tài chính cần thiết để duy trì Công ty.

Khi tính toán dự phòng cho hàng hoá tồn kho kế toán phải thực hiện theo nguyên tắc sau:

+ Chỉ trích dự phòng cho những mặt hàng mà giá thị trường tại thời điểm lập báo cáo quyết toán giảm xuống so với giá gốc.

+ Số dự phòng cần lập phải dựa trên số lượng của mỗi loại hàng tồn kho theo kiểm kê và thực tế diễn biến giá trong năm có kết hợp với dự báo giá diễn ra trong niên độ tiếp theo.

Mức dự phòng cần lập cho niên độ (N+1) = Số lượng hàng tồn kho mỗi loại x Mức chênh lệch giảm giá của mỗi

loại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Số dự phòng thực tế ghi vào chi phí tại ngày 31/12/N hoặc số dự phòng thực tế được hoàn nhập cho năm N được tính toán trên 2 cơ sở; theo số dự phòng tính toán phải lập và số dự phòng đã lập còn lại tới ngày 31/12/N.

tế cần lập hoặc hoàn nhập

cho năm (N+1) cho năm (N) còn lại

Nếu chênh lệch của phép tính trên là (+) thì ngoài mức dự phòng đã lập cho năm N còn tới cuối năm, Công ty cần lập thêm mức dự phòng mới ghi vào chi phí của năm N. Như vậy dự phòng chuyển cho năm (N+1) sẽ bằng số đã lập năm trước còn lại cuối năm N và số bổ sung thực hiện cuối niên độ N. Nếu ngược lại chênh lệch cho ta biết số dự phòng phải lập cho năm (N+1) nhỏ hơn mức đã dự phòng còn lại cuối niên độ N, Công ty sẽ ghi nhận mức chênh lệch (-) đó vào sổ thu nhập của niên độ N gọi là hoàn nhập dự phòng.

Để lập phản ánh số liệu hiện có và tình hình biến động của dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán sử dụng TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Trình tự hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho thực hiện như sau:

Đối với dự phòng phải thu khó đòi, cuối năm, công ty tiến hành kiểm tra các khoản phải thu của khách hàng, nếu thấy khách hàng nào khó khăn về tài chính, công ty dự đoán số tiền khách hàng không trả được và lập dự phòng cho khách hàng đó.

Mức dự phòng phải thu khó đòi

= Số nợ phải thu khó đòi x % nợ có khả năng mất (ước tính) Theo quy định khách hàng nợ quá hạn 2 năm trở lên kể từ ngày quá hạn thanh toán mới được quyền trích lập dự phòng, chỉ trích lập dự phòng đối với khách hàng thực sự mất khả năng thanh toán nợ cho công ty. Trường hợp đặc biệt tuy chưa quá hạn 2 năm nhưng khách hàng đang trong thời gian xem xét giải thể phá sản hoặc có dấu hiệu khác như bỏ trốn, đang bị giam giữ, truy cứu trách nhiệm hình sự … thì cũng được coi là nợ khó đòi (TT107/2001/TT-BTC ngày 31/12/2004)

Để lập dự phòng phải thu khó đòi, công ty sử dụng TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi. Nội dung tài khoản:

Bên Có: Lập dự phòng phải thu khó đòi ghi chi phí quản lý doanh nghiệp cho năm báo cáo

Dư Có: Dự phòng đã lập hiện có

Cuối niên độ kế toán năm N, khi lập dự phòng phải thu khó đòi, kế toán ghi: Nợ TK 642 (6426): số trích lập dự phòng

Có TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi

Trong niên độ (N+1), nếu nợ phải thu khó đòi thực sự xảy ra, kế toán ghi: Nợ TK 642 (6426): Số tiền thực mất

Có TK 131: Số tiền không đòi được Đồng thời ghi đơn:

Nợ TK 004: Nợ phải thu khó đòi đã xử lý

Nếu khách hàng sau khi đã xử lý xóa nợ phải thu khó đòi mà công ty đòi được tiền ghi:

Nợ TK 111, 112 Có TK 711

Đồng thời ghi có TK 004: Nợ phải thu khó đòi đã xử lý Cuối niên độ (N+1), tiến hành lập dự phòng cho niên độ mới

- Nếu số dự phòng không thay đổi, không cần lập thêm. Nếu số cần lập lớn hơn số năm trước đã lập, thực hiện trích lập thêm theo số chênh lệch

Nợ TK 642 (6426) Có TK 139

- Nếu số dự phòng phải lập cho năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã lập cho năm trước thì thực hiện hoàn nhập theo số chênh lệch, ghi:

Nợ TK 139

Có TK 711 2.2. Về hệ thống sổ sách

Nhìn chung, việc hạch tóan trên các sổ chi tiết và sổ tổng hợp ở công ty khá hoàn thiện. Hệ thống sổ chi tiết đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra, cho phép chi tiết các đối tượng kế toán cần phải theo dõi chi tiết nhằm phục vụ yêu cầu tính toán các chỉ tiêu, tổng hợp, phân tích và kiểm tra của công ty. Hệ thống sổ tổng hợp chủ yếu là sổ cái đã đáp ứng được yêu cầu của việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong niên độ kế toán theo trình tự thời gian. Hệ thống sổ kế toán mà công ty sử dụng là hệ thống sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung nhưng do công ty áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán nên một số sổ kế toán được sửa đổi để phù hợp với đặc điểm riêng của công ty.

Tuy nhiên, để nâng cao hơn năng lực kiểm tra, đối chiếu, sổ chi tiết và sổ cái các tài khoản nên được bổ sung cột phản ánh TK đối ứng. Trong công tác kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá, kế toán nên dùng thêm sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán bằng ngoại tệ.

2.3. Về tổ chức bộ máy kế toán

Để hoạt động kế toán mang lại những thông tin chính xác, đáng tin cậy, theo đúng quy định của chế độ kế toán, nhất là đối với một Công ty khá lớn hoạt động trên cả lĩnh vực kinh doanh thương mại và xây lắp, số lượng nghiệp vụ phát sinh tương đối nhiều do vậy em thấy rằng việc thành lập kiểm toán nội bộ là thiết thực đối với công tác kế toán của Công ty. Kiểm toán nội bộ thực hiện việc đánh giá tính hữu hiệu của các chính sách, thủ tục quy định do quản lý thiết lập nhằm đảm bảo một cách hợp lý rằng tài sản được bảo vệ, các thông tin tài chính kế toán được cung cấp kịp thời và đảm bảo tính hiệu quả cao trong kinh doanh, đồng thời kiểm toán nội bộ còn đánh giá tính hiệu quả, hiệu năng và tính kinh tế của các loại hình nghiệp vụ cũng như các bộ phận từ đó tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả của toàn bộ đơn vị.

Trên đây là một vài đề xuất mà em mạnh dạn nêu ra mong góp phần nào đó vào vào việc hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại công ty FPT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu hoàn thiện hạch toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ fpt (Trang 116 - 124)