Các phương pháp hạch toán hàng nhập khẩu

Một phần của tài liệu hoàn thiện hạch toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ fpt (Trang 39 - 40)

II. Tổ chức công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu

5. Các phương pháp hạch toán hàng nhập khẩu

5.1. Phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX)

Phương pháp KKTX là phương pháp theo dõi, phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng, giảm hàng tồn kho một cách thương xuyên, liên tục trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho. Phương pháp này hiện nay được sử dụng phổ biến ở nước ta vì những ưu điểm của nó như: có độ chính xác cao, cung cấp thông tin về hàng hóa tồn kho một cách kịp thời, cập nhật.

Theo phương pháp này, tài khoản kế toán phản ánh gía trị hàng hoá nhập khẩu được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng hoặc giảm của hàng hoá trong kỳ. Vì vậy giá trị hàng hoá tồn kho trên sổ sách kế toán có thể xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế hàng hoá tồn kho, so sánh, đối chiếu với số liệu hàng hoá tồn kho trên sổ kế toán, nếu chênh lệch thì tìm nguyên nhân và xử lý kịp thời.

Phương pháp KKTX cho phép biết ngay được số tồn kho trên sổ sách, dễ đối chiếu, theo dõi, quản lý, đảm bảo cung cấp thông tin thường xuyên, chính xác, kịp thời về tình hình biến động hàng hoá phục vụ quản trị trên các mặt tiêu thụ, dự trữ, cung ứng góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Phương pháp KKĐK là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại vật tư, hàng hóa, sản phẩm trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế. Hàng tồn kiểm kê sẽ được tính theo phương pháp thích hợp, giá trị hàng xuất khi đó được tính theo công thức:

Trị giá hàng hoá xuất kho

= Giá trị hàng hoá nhập kho + (Giá trị hàng hoá tồn kho cuối kỳ - Giá trị hàng hóa) tồn kho đầu kỳ Theo phương pháp KKĐK, các tài khoản kế toán hàng tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán (để phản ánh giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ), giá trị của hàng hoá mua và nhập khẩu trong kỳ được theo dõi, phản ánh trên TK 611 “mua hàng”. Theo phương pháp này kế toán không phản ánh giá vốn của hàng hóa xuất bán mà được xác định vào cuối kỳ trên cơ sở của số liệu từ TK 611.

Phương pháp KKĐK thường được áp dụng ở những đơn vị có nhiều chủng loại hàng hoá với quy cách mẫu mẫu khác nhau, giá trị thấp, thường xuyên xuất dùng, xuất bán. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công tác kế toán. Nhược điểm của phương pháp là độ chính xác không cao, bị ảnh hưởng của chất lượng công tác quản lý kho, quầy, bến, bãi, công việc kế toán tập trung nhiều vào cuối tháng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hạch toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ fpt (Trang 39 - 40)