Di tích "Nhà việc"

Một phần của tài liệu Tài liệu Di tích lịch sử văn hóa ppt (Trang 64 - 66)

Di tích "Nhà việc"

"Nhà việc" là công sở của cấp làng xã, nơi làm việc của 12 hương chức hội tề. Công việc của các cán hương chức hội tề là thực hiện và báo cáo lên Cai Tổng về công việc thu thuế, Bộ sở ruộng đất thuế thân (thuế đinh), bắt phu, bắt lính v.v... Thường trực là chức Xã trưởng, Hương quản, giúp việc có Cai Biện. "Nhà việc" cũng là nơi mỗi khi trong làng có chuyện gì thì dân cũng bị tập trung về đây để xét xử. Do đó "Nhà việc" được xây cất trên một khu đất rộng cây bờ sông Mái Dầm, cách sông khoảng 10m, về bên phải là Đình Thần Phú Hữu. Nhà cất theo kiểu "Bát dần". Theo đồng chí Tô Bửu Nguyên, người trực tiếp

tham gia khởi nghĩa có kể lại : bên trong "Nhà việc" được chia làm 2 phần, phần nửa nhà ngoài có để 1 tủ dùng đựng hồ sơ sổ bộ của làng cao 1,7m, rộng 1,1m, hai bên có vài ba cái bàn viết và nhiều ghế nhỏ mặt tròn để ngồi làm việc. Chính giữa còn có 1 bàn dài bằng gỗ (có thể là ghế trường kỷ).

Phía bên gian trong không có gì đáng kể, hầu hết là những vật dụng phục vụ cho các hội ta ăn uống khi nhóm họp.

Hiện nay "Nhà việc" không còn ngoại trừ dấu vết của vòng gạch cuốn nền vẫn giữ được . Trên trung tâm của nền cũ, một bia kỷ niệm 50 năm ngày nam kỳ khởi nghĩa đã được dựng lên để giáo dục truyền thống cho nhân dân trong tỉnh. Bên cạnh đó còn có 1 trường học cấp II mới được xây dựng năm 1990, trên mảnh đất đã diễn ra sự kiện để ghi nhớ công ơn của những người đã hy sinh cho Nam Kỳ khởi nghĩa của người dân Phú Hữu.

Các đồng chí trong chi bộ đã chọn một khoảng đất rộng 2000m2, cất chòi dưới những gốc cây kè trong rừng để tập luyện võ trang, xung quanh chòi được ngụy trang bằng nhiều liếp rau cải, bờ dưa v.v... Chòi này được các đồng chí lúc đó đặt tên là "Căn cứ" của chi bộ Phú Hữu. Chi bộ đã chọn lực những nông dân có chí khí dũng cảm và tinh thần yêu nước, có sức khỏe, tuổi trẻ hăng hái để tuyên truyền cách mạng và đưa họ vào cứ (chòi cây kè) để tập luyện. Ban ngày những người nông dân này lấy cớ đi làm rẫy, ban đêm đi đuổi thú rừng ra phá hoa màu, hoặc đi soi chim, gà nước v.v... để luyện tập võ nghệ, đao kiếm... Hiện nay chòi "Cây Kè" đã trở thành đồng ruộng và vườn ăn trái.

Nhà ông Nguyễn Phước Ngoạn được chọn làm nơi thành lập chi bộ của Phú Hữu. Căn nhà này nằm trên bờ gạch Ngõ Lá, cách mé rạch độ 20 m về phía tả ngạn. Nhà không lớn, có 3 căn, một chái rộng 40m2, cắt bằng cột tràm, kê tán theo kiểu nhà hội. Trước nhà có trồng một cây xoài, bưởi. Sau vườn có nhiều chuối, tre gai v.v... và tiếp giáp với rừng, cạnh phải có nhà có con mương nhỏ mọc đầy cây lác, dừa nước, ghe xuồng nhỏ có thể đi lại được vào rừng sâu sau nhà. Do đó các đồng chí đã chọn nhà này làm nơi nhóm họp kín trước đó đến năm 1937 đã thành lập chi bộ tại đây vì nó có ưu thế về vị trí là để quan sát động, tĩnh đồng thời cũng để ẩn tránh khi có động.

Rất đáng tiếc là căn nhà này đã bị Hòa Hảo đốt cháy từ năm 1946. Hiện nay trên nền nhà cũ, người con trai của ông Ngoạn là anh Nguyễn Văn Nguyên có cất lại một nhà lá đơn sơ để ở. Cảnh vật hiện nay cũng biến đổi rất nhiều. Thay vào những bụi chuối bờ tre là vườn cam, quýt, cây trái xum xuê.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thực hiện chỉ thị của cấp trên, nhiều cơ sở của địch kể cả Đình, nhà kiên cố đều được "Ban phá hoại" phá hủy. Mục đích là không cho chúng có cơ sở đóng đồn bót. Vì vậy di tích hiện nay không còn hiện vật nào được giữ lại.

Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ xã Phú Hữu, quận Phụng Hiệp tuy không đạt được kết quả như mong muốn nhưng nó là bước tập dượt đấu tranh vũ trang lớn kể từ khi có Đảng ra đời. Đã chứng tỏ sức mạnh của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng và lòng căm thù đối với bọn thực dân cướp nước và tay sai bán nước. Cuộc nổi dậy của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng đã gây hoang mang lớn cho địch ở đây. Bọn làng xã sau đó có phần nể sợ nông dân hơn, ban đêm phải ra quận ngủ. Nhiều hồ sơ sổ sách quan trọng có liên quan đến bà con nông dân, thuế, nợ, cầm cố ruộng đất v.v... đều bị thiêu hủy, nên bọn làng xã không còn chứng từ để làm khó dễ. Đó cũng là một thắng lợi của khởi nghĩa.

Nhìn chung, trong tỉnh khởi nghĩa nổ ra ở một số nơi và có giành được thắng lợi nhất định. Nhưng do tính thế cách mạng chưa chín mùi, kế hoạch khởi nghĩa bị lộ nên lực lượng cách mạng bị địch đàn áp, khủng bố dã man hầu hết các đồng chí lãnh đạo và đảng viên trung kiên đều bị địch bắt, cơ sở Đảng tan rã, tổn thất của Đảng rất lớn, song Nam Kỳ khởi nghĩa là tiếng kèn xung trận tấn công vào dinh lũy quân thù và cũng là bài học xương máu vô cùng quý giá cho Đảng bộ Cần Thơ nói riêng, các Đảng bộ miền Hậu Giang nói chung trong giai đoạn cách mạng sau này.

Đã 50 năm trôi qua cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ở Phú Hữu, trong 50 năm đó, trải qua 4 cuộc chiến tranh ác liệt, ngôi nhà việc đã phá hủy hoàn toàn. Trên một phần nền nhà cũ, đã được xây dựng một trường học, đình Phú Hữu hiện nay đang bị hư hỏng nặng. Khoảng sân phía trước Nhà Việc và khu đình nơi đã diễn ra cuộc mít tinh vẫn giữ nguyên. Bên cạnh nhà việc

năm 1990 UBND huyện Châu Thành đã cho xây dựng một bia kỷ niệm về sự kiện cuộc khởi nghĩa năm 1940 ở Phú Lễ.

Một phần của tài liệu Tài liệu Di tích lịch sử văn hóa ppt (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w