Chùa Nam Nhã

Một phần của tài liệu Tài liệu Di tích lịch sử văn hóa ppt (Trang 49 - 53)

Chùa Nam Nhã

Di tích có tên chữ là Nam Nhã Đường (Đại tự ghi ở Cổng Tam quan).

Theo gia phả của họ Nguyễn ở Bình Thủy (thành phố Cần Thơ) và báo Đuốc Miền Tây số 7 ra ngày 24/12/1971 thì vào năm 1890 ông Nguyễn Giác Nguyên đã lập một tiệm thuốc bắc tên là Nam Nhã Đường ở ấp Bình Nhựt, xã Long Tuyền làm nơi liên lạc, hội họp của các phong trào đấu tranh chống Pháp. Đến năm 1895, nhân đạo Minh Sư du nhập vào, ông cho dẹp tiệm thuốc bắc và xây dựng một ngôi chùa lấy tên là Nam Nhã Đường, đưa cuộc đấu tranh ẩn mình vào hình thức tôn giáo. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa tên chùa, chúng ta nhìn vào đôi liễn ở hai bên cột cổng Tam quan.

Nam địa độ nguyên nhân, bát nhã cầm thinh thông giáo lộ Nam Nhã đình chiêu thiện khách, bồ đề thọ ảnh cái thiền môn. Tạm dịch:

Đất Nam độ người gốc, con thuyền bát nhã đưa đường giác Nhã đình mộ khách lành, bóng cây bồ đề che cửa Phật.

Hai chữ đầu ghép lại là Nam Nhã, toàn thể câu đối khuyên nên tu hành để đến cửa Phật. Nhưng nếu theo ý nghĩa sâu xa thì tác giả (Nguyễn Giác Nguyên) muốn đặt tên chùa như thế để hiệu triệu anh tài, mưu đồ giúp Cường Để làm công cuộc cách mạng đánh đuổi giặc Pháp, giành lại chủ quyền cho đất nước.

Ngoài tên gọi là Nam Nhã Đường, còn có tên là "Chùa Minh Sư".

Trước năm 1954, chùa nằm trong địa phận xã Long Tuyền, tổng Định Thới huyện Ô Môn. Sau năm 1954 xã Long Tuyền thuộc xã Cần Thơ.

Năm 1979 Long Tuyền được chia ra làm 3 đơn vị hành chính, phường Bình Thủy, phường An Thới, xã Long Tuyền, chùa nằm tại phường An Thới, thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang.

Trung tâm thành phố Cần Thơ đi theo đường Nguyễn Trãi qua đường Cách Mạng Tháng Tám và Lê Hồng Phong khoảng 5 km (đường liên tỉnh Cần Thơ - Long Xuyên) đến chân cầu Bình Thủy, rẽ phải qua đường đất khoảng 50m là đến cổng chùa Nam Nhã. Chùa nằm sát khu dân cư phía Bắc cách sông Hậu khoảng 200m, trước mặt là rạch Bình Thủy và Đình Thần Long Tuyền (di tích kiến trúc nghệ thuật đã được xếp hạng). Phía Nam là đường Lê Hồng Phong. Vì thế chúng ta có thể sử dụng mọi phương tiện để đi đến di tích.

Sự kiện - nhân vật lịch sử:

Vào những thập niên cuối thế kỷ XIX các cuộc khởi nghĩa ở miền Nam lần lượt bị thất bại (Nguyễn Trung Trực bị hành quyết năm 1868, Trương Định thất thủ ở Gò Công năm 1864, Thủ Khoa Huân bỏ mình ở Mỹ Tho năm 1875...) hàng ngũ Cần Vương và Văn Thân tan rã vì tổ chức rời rạc, thiếu vũ khí và thiếu sự ủng hộ của triều đình Huế mặc dù ngọn lửa đấu tranh vẫn rực cháy trong lòng mọi người, nhận thức được tình hình đó, năm 1890 Nguyễn Giác Nguyên học trò của nhà thơ yêu nước Bùi Hữu Nghĩa đã rời nhà tù ấp Bình Nhựt ra chợ Bình thúy lập một tiệm thuốc bắc lấy tên là Nam Nhã Đường dùng làm nơi liên lạc, tâp hợp những tấm lòng yêu nước và che mặt chính quyền, chuyển phong trào chống Pháp từ hình thức khởi nghĩa vũ trang sang đấu tranh hợp pháp. Được ít lâu, nhân các ông Đinh Hấp Khiên, Ngô Cẩn Tiền ở chùa "Quan Nam Đường" (Đa Kao-TP.HCM) xuống Bình Thủy truyền bá đạo Minh Sư một tôn giáo bắt nguồn từ bên Trung Quốc, thờ tam giáo (nho, phật, lão) nên năm 1895 ông Nguyễn Giác Nguyên bèn dẹp tiệm thuốc và trở về ấp Bình Nhựt (tại đầu cầu Bình Thủy) lập một ngôi chùa 3 căn đơn sơ (cột cây lợp ngói) mang tên cửa tiệm thuốc là Nam Nhã Đường để truyền bá đạo Minh Sư và xây dựng cơ sở hoạt động. Bên cạnh chùa 1 trại cưa nhỏ được hình thành. Năm 1905 chùa được tái thiết kỳ 2 gồm 5 căn, 2 chái. Lúc bấy giờ ngọn lửa của phong trào Đông Du, Duy Tân do cụ Phan Bội Châu lãnh đạo chống lại sự đàn áp các cuộc đấu tranh yêu nước và chính sách ngu dân của Pháp đã bắt đầu nhen nhúm và gây ảnh hưởng rộng lớn đối với các sĩ phu yêu nước miền Nam . Ơở đây các nhà ái quốc đã thành lập những thương hội như "Minh Tân khách sạn", "Minh Tân công nghệ", "Tế Nam"... để làm kinh tài giúp đỡ cho các tổ chức đưa học sinh du học nước ngoài. Song song đó tại chùa Nam Nhã, ông Nguyễn Giác Nguyên và em vợ là Nguyễn Doãn Cung đã cố gắng khai thác ruộng vườn, trại cưa nhỏ ngày càng phát triển và trở thành một trại cưa rất lớn đem lại nguồn lợi tức khá cao. Thầy Ba Quy (Trương Vận Đạt) lo việc chỉ huy mua bán gỗ, Thầy Ba Chệch (Phạm Minh Đạt) thì lo tổ chức cày bừa, cấy gặt... tạo nguồn vốn ngày càng dồi dào, đây là hậu thuẫn vững mạnh cho phong trào Đông Du trong tỉnh do Nguyễn Thần Hiến lãnh đạo. Tháng 2/1913 Cường Để quyết định rời Nhật về Nam kỳ để vận động cho phong trào. Khi đến xã Long Tuyền, Cường Để đã đến tại chùa Nam Nhã gần 20 ngày để cùng cụ Nguyễn Giác Nguyên mưu bàn quốc sự. Thời gian lưu trú tại chùa rất là bí mật, mọi sự liên lạc đều do ông Huỳnh Quang Thành đảm nhiệm, nên trước khi rời khỏi chùa Cường Để đã đem tiền được chùa giúp đỡ theo cho ông để lập một số cơ quan thông tin ở Sài Gòn, còn lại thì chuyển sang Hồng Kông. Sau đó Cường Để bí mật lên tàu của Công ty Thái Cổ trở về Sài Gòn. Khi Cường Để vừa rời khỏi Cần Thơ thì nội vụ bị Pháp phát hiện, chùa bị đóng cửa và sư cụ Nguyễn Giác Nguyên bị chúng bắt giam tại khám đường Mỹ Tho. Sáu tháng trong nhà tù thực dân, Nguyễn Giác Nguyên đã bộc lộ niềm phẫn uất và chí khí hiên ngang của mình qua bài thơ "Con Rệp".

"Loài Rệp có đâu nhóm cả bầy Nhân dân huyết cạn cũng vì mầy Núp trong kẹt ghế toan châm chích Chui đụt gầm giường để cắn tay

Hút máu chẳng thương người chắc lưỡi Cắn da không sợ kẻ nhăn mày

Nước sôi tạm đổ ta cho tắm Rỡ mặt một phen ấy lúc này".

Khi sư cụ Nguyễn Giác Nguyên được trả tự do thì chùa được phép hoạt động trở lại nhưng luôn luôn bị mật thám theo dõi nên các đồng chí trong phong trào Đông Du đã hạn chế việc liên lạc với chùa. Trong khi đó ở các nơi khác và ở hải ngoại phong trào vẫn âm ỉ và tuần tự tiến hành. Năm 1917 chùa Nam Nhã cất lại chính điện kỳ 3, công cuộc xây dựng đang tiến hành thì ngày 22/12/1917 sư cụ Nguyễn Giác Nguyên từ trần, ông lão Hai (Trần Văn Nhiễu) lên kế vị đã cùng bà Thái Tư, Thái Năm tiếp tục hoàn thành công trình đang dang dở, năm 1925 Phan Bội Châu bị Pháp bắt ở Thượng Hải và đưa về an trí ở Huế, Việt Nam Quang phục hội mất đi vị thủ lĩnh lỗi lạc. Năm 1939 Cường Để từ Đông Kinh sang Thượng Hải triệu tập các đồng chí và quyết định đổi tên "Việt Nam Quang Phục Hội" thành "Việt Nam phục quốc đồng minh Hội". Năm 1951 Cường Để từ trần tại Đông Kinh, phong trào Đông Du ngày nay đã chìm vào dĩ vãng nhưng vẫn còn để lại trong lịch sử một vết son rực rỡ với những tên tuổi mà khi nghe đến ta khônbg khỏi bùi ngùi cảm phục. Sau thất bại của phong trào Đông Du, chùa Nam Nhã tạm thời khép mình vào cửa đạo chờ cơ hội thuận tiện mở rộng tấm lòng với các lý tưởng cao đẹp, đấu tranh vì tự do độc lập cho nước nhà.

Sân chùa rất rộng rãi, phần nửa bên ngoài là sân đất trồng nhiều loại tùng, trắc... rợp mát chen chúc đó đây những chậu kiểng được uốn nắn rất công phu theo lối "xiêu phong", "mẫu tử". Ơở giữa sân, một hòn bon bộ cao trên 2m nằm trong hồ hình chữ nhật đầy nước trong veo. Nửa sân bên trong lót gạch tàu với 2 trụ đèn xinh xắn. Lần bước lên hau dãy nấc thang chúng ta sẽ đến chánh điện gồm 5 căn, mỗi căn đều có 4 cột bê tông theo tiêu thức Corintien chống đỡ 3 vòm bán nguyệt, vòm giữa lớn, 2 vòm 2 bên nhỏ hơn. Các hoa văn, họa tiết được tô đắp rất công phu làm tăng thêm phần duyên dáng. Chính điện được lợp ngói âm dương trên có hình lưỡng long tranh châu. Bộ vì mái làm theo kiểu vì kèo đặt trên bảy hàng cột tròn, vuông (bằng gỗ, bê tông) dưới mỗi cột đều có chân đế bằng đá. Bên trong chính điện, gian trung tâm được bày trí rất trang trọng dùng làm nơi đặt bàn thờ sư cụ Nguyễn Giác Nguyên Quan Thánh Đế quân và Lịch Đại Tổ sư đối diện với ban thờ Tam giáo là nơi thờ trấn đàn hộ pháp Bùi Hữu Sanh và nhà thơ Bùi Hữu Nghĩa. Hai bên tiền điện có 2 bàn hương án đặt bày vì của các nhà sư trụ trì (Nam tả, Nữ hữu). Bên phải chính điện là ngôi nhà 5 căn vách tường lợp ngói gọi là (càn đạo đường) dùng cho nam ơ,ó phía trái là "Khôn đạo đường" ăn thông với nhà bếp làm nơi sinh hoạt của nữ giới. Phía sau ruộng vườn mênh mông bao bọc bên trong những mộ của những người từng tham gia phong trào Đông Du và xây dựng chùa: Nguyễn Giác Nguyên, Bùi Hữu Sanh, Trần Văn Nhiễu...

Nam Nhã Đường xét về mặt kiến trúc thì không có gì đặc sắc lắm so với những công trình khác trong tỉnh nhưng di tích có một lịch sử khá vẻ vang trong giai đoạn chống Pháp. Ngày nay chùa Nam Nhã được du khách đến thăm viếng không phải chỉ riêng về vẻ cổ kính, trang nghiêm nơi cõi Phật mà ở đây đã gợi họ nhớ lại những hoạt động sôi nổi của các sĩ phu yêu nước do ảnh hưởng của phong trào Đông Du. Nam Nhã Đường đã trở thành trụ sở với nhiệm vụ tổ chức cơ sở kinh tài ủng hộ học sinh xuất dương du học chống lại chính sách ngu dân của thực dân Pháp và truyền bá thơ văn yêu nước (Hải ngoại huyết thư, đạo Nam kinh...). Do vị trí thuận lợi, yên tĩnh cũng như truyền thống yêu nước của tín đồ chùa Nam Nhã mà trong những năm đầu đầy khó khăn gian khổ của cách mạng Việt Nam, các tổ chức Đặc ủy Hậu Giang, Xứ ủy Nam Kỳ đã lấy nơi đây làm địa điểm liên lạc với các tổ chức cách mạng khác trong toàn miền.

Với vai trò quan trọng như thế chùa Nam Nhã xứng đáng được gìn giữ và phát huy hơn nữa để góp phần giáo dục truyền thống cho quần chúng nhân dân.

Chùa Ông

Chùa Ông

Di tích có tên là Quảng Triệu hội quán (đại tự ghi ở tiền điện) vì đây là hội quán của một nhóm người Hoa thuộc hai phủ Quảng Châu, Triệu Khánh tỉnh Quảng Đông Trung Quốc. Nhưng ở địa phương người ta thường gọi là chùa Ông vì quan Thánh đế quân (Quan Công) được thờ ngay trung tâm chính điện.

Do đặc điểm riêng, trong chùa Hoa ngoài việc thờ các nam thần còn thấy xuất hiện Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, Phật Bà Quan Âm, vì thế một số người gọi đây là Chùa Bà.

Chùa Ông nằm trong Liên tổ tự quản 32, khu phố tự quản 9, khu vực tự quản 2 thành phố Cần Thơ tỉnh Cần Thơ.

Với chính sách khuyến khích khẩn hoang của Nhà Nguyễn và những biến động của xã hội vào những năm cuối thế kỷ XVII đầu XVIII tại đồng bằng sông Cửu Long đã diễn ra những cuộc di dân quy mô của hai tộc người Việt - Hoa. Một số nông dân nghèo khổ các vùng Duyên Hải Bắc Bộ, Trung Bộ, những người bị lưu đầy đi biệt xứ, những nông dân khởi nghĩa chống triều đình Nguyễn được đưa vào khai phá vùng đất hoang vu này.

Cùng lúc ấy, làn sóng người Hoa từ miền Nam Trung Quốc do Dương Ngạn Địch, Trần Tế Xuyên, Mạc Cửu Cầm đầu cống lại chế độ phong kiến Mãn Thanh cũng đã vào di trú.

Các đô thị sầm uất, các trung tâm thương mại dần dần mọc lên ở khắp nơi. Năm Kỷ Tị 1739 bốn huyện mới được thành lập đó là : Long Xuyên (Miền Cà Mau) Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (miền Cần Thơ) và Trấn Di (Bắc Bạc Liêu). Người cai quản miền đất này lúc bấy giờ là Nạc Thiên Tứ, con của Nạc Cửu, một cựu thần nhà Hán. Từ đó đến nay Trấn Giang (Cần Thơ) không ngừng phát triển về mọi mặt nhưng cũng chứng kiến không biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử.

Chùa Ông được xây dựng vào năm Quang Tự thứ 20 (1894) và tồn tại cho đến ngày nay. Không giống như một số chùa Hoa khác, chùa Ông ở Cần Thơ không có bia ký ghi tên những người khởi công xây dựng, niên đại hình thành, nhưng ở các mảng chạm khắc gỗ, đôi liễn bình phong, lư hương đều có ghi rõ tên tác giả, người ủng hộ và năm thực hiện.

Quá trình hình thành chùa Ông gắn liền với những diễn biến của xã hội về các mặt: chính trị, kinh tế... Như đã nói ở trên, người Hoa đến Cần Thơ vào thế kỷ XVIII nhưng do chiến tranh loạn lạc, lòng người chưa an, kinh tế chưa thịnh vượng nên việc xây dựng chỉ bắt đầu vào cuối thế kỷ XIX khi Cần Thơ đã tương đối thanh bình, giao thông thuận tiện, chợ búa tấp nập, công việc buôn bán phát đạt. Lúc bấy giờ một số người Hoa Quảng Đông mới thành lập Quảng Triệu hội quán để vận động tiền của xây dựng nghĩa địa và Chùa Ông. Theo các vị trong Ban Quản trị và các tư liệu khắc gỗ còn ở di tích thì chùa Ông được bắt đầu xây dựng vào năm 1894 đến năm 1896 thì hoàn thành. Hầu hết vật liệu để cấu thành các chi tiết kiến trúc đều được đưa từ Quảng Đông sang như cột gỗ, đá làm trụ chân cột, liễn đối, kèo, đòn tay, chuông đồng, lư hương và đều có ghi niên đại 1896 do các nhà hảo tâm đóng góp.

Riêng các bao lam ở bàn thờ Quan Công thì được làm tại đường Thủy Binh (đường Đồng Khánh, quận 5, Chợ Lớn, thành phố Hồ Chí Minh). Bệ thờ, tượng Quan Âm, ba bàn hương án trước bàn thờ Quan Thánh thì xây dựng vào năm 1974 bằng đá mài. Quan Công, vị thần được thờ chính trong chùa Ông là một biểu tượng cho nhân nghĩa lễ trí tín, cho lòng danh dự, dũng cảm trung thành của người Hoa.

Ngoài vị chính thần là Quan Công, các vị thần khác cũng được thờ như :

- Thiên Hậu Thánh Mẫu: Vị thần hỗ trợ cho những di dân Trung Hoa trên biển cả. - Phật Bà Quan Âm: vị nữ thần cứu khổ cứu nạn, ban phát con cái.

- Ông Bổn: Vị thần cai quản một khu vực đất đai, ban phát của cải, mang lại sụ phồn vinh, hạnh phúc. Không kể các ngày lễ hội thường kỳ hàng năm qui tụ đông đảo nhân dân, hầu như ngày nào cũng có người đến viếng chùa. Chùa Ông có những ngày lễ sau:

"Ngày vía" tức là ngày sinh của các vị thần được thờ. Quan Công: 13 tháng riêng âm lịch

Thiên Hậu: 23 tháng 3 âm lịch Ông Bổn:15 tháng 3 âm lịch

Vào những ngày này người ta sắm sửa lễ vật đến cúng chùa tùy theo tính chất và tập tục của các thần mà lễ vật đang cúng không khác nhau.

Quan Công: Cúng chay, lễ vật là hoa quả hương đèn Bà Thiên Hậu: Cúng heo quay sơn đỏ

Ông Bổn, thần tài: Cúng heo chưa chín.

Ngày tết là một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo quan trọng, là những này lễ hội lớn nhất trong năm. Tùy theo điều kiện kinh tế mà trong những ngày này đồng bào Hoa mang đến chùa heo quay, heo sống, gà vịt, bánh trái, nhang đèn... Họ sửa sang trang hoàng lại chùa, tắm gội và ăn mặc thật đẹp đẽ cùng nhau đốt cho các vị thần những nén hương với tất cả sự trong sạch và tinh khiết của thể xác và tâm hồn. Thỉnh thoảng có những năm Ban quản trị còn tổ chức sinh hoạt lễ hội dân gian truyền thống như múa lân, rồng, sư tử, thi đấu võ thuật, biểu diễn nghệ thuật sân khấu Quảng Triều.

Nhìn về mặt tôn giáo, tín ngưỡng của chùa Ông cũng như một số chùa Hoa khác ta thấy một đặc điểm đáng lưu ý là phần tín ngưỡng có vẻ nổi bật hơn tôn giáo.

Nằm tại trung tâm thành phố, giữa khu dân cư đông đúc, chùa Ông nổi bật với hiện trạng nguyên vẹn và

Một phần của tài liệu Tài liệu Di tích lịch sử văn hóa ppt (Trang 49 - 53)