Dinh Đức cố Quản
Dinh Đức cố Quản thuộc xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Di tích này nằm giữa cánh đồng Láng Linh, trên bờ kinh Xáng, Vịnh Tre (kinh Tri Tôn). Từ An Giang đến di tích này 50km, bằng hai đoạn đường.
- Từ Long Xuyên đến Vàm Xáng, Vịnh Tre 39 km con lộ liên tỉnh 9, phương tiện bằng ô tô, xe du lịch... - Từ Vàm Kênh vịnh tre vào tới di tích 11 km đi bằng hai phương tiện: đường bộ và đường thủy.
của Cố Quản đứng ra xây dựng, đến năm Tân Sửu (1901) mới hoàn thành. Dinh có bề ngang 18m, dài 20m nền đúc đá, lợp ngói. Mục đích dựng dinh này bên ngoài danh nghĩa là thờ Đức Cố Quản, thực chất là nhằm tập hợp tín hữu Bửu Sơn Kỳ Hương lại để chờ thời cơ khởi nghĩa chống thực dân Pháp.
Từ khi Đức Cố Quản mất tích trong một trận chiến đấu quyết liệt chống thực dân Pháp (1873). Ông Trần Văn Nhu bị quân Pháp truy nã rất gắt gao. Trải qua một thời gian dài 20 năm, đến năm 1897 tình hình mới yên ổn, ông Nhu trở về ruộng Láng Linh, xây dựng ngôi đền thờ Đức Cố Quản và nghĩa quân Láng Linh. Bảy Thứa (Bửu Hương Tự), nhân dân địa phương gọi là chùa Láng Linh.
Tháng 2 năm Quý Sửu (1913), nhân kỷ niệm ngày chiến đấu anh dũng của quân Gia Nghị và cũng là ngày Đức Cố Quản mất tích (21/2 âm lịch), ông Nhu tổ chức lễ kỷ niệm khá lớn, nhân dân và con cháu nghĩa quân đến tham dự rất đông. Do sự chỉ điểm của cháu ngoại Đức Cố Quản (tên Nguyễn Văn Phẩm, con bà Trần Thị Núi, vốn ghen ghét ông Nhu). Thực dân Pháp kéo đến vây bắt 83 người trong lúc đang tập trung làm lễ. Chúng cho họ mưu làm chính trị nên đày đi Côn Đảo. Riêng ông Nhu trốn thoát và chết năm 1914. Thực dân Pháp đốt ngôi chùa để thủ tiêu dấu vết của Trần Văn Thành mà chúng rất lo ngại (ông Trần Văn Thành được Chánh quản cơ dưới triều Thiệu Trị và Tự Đức).
Đến năm 1983, ông Nguyễn Văn Tịnh là tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương quê ở Bình Thủy (Cần Thơ) đứng ra xây dựng lại ngôi đền tại nền cũ, mái lợp ngói, xây tường, rộng hơn đền cũ 2 mét.
Trong thời kỳ kháng chiến chống pháp, đây là cơ sở cách mạng của xã Thanh Mỹ Tây, năm 1947, lực lượng ta tại Dinh kéo ra tiêu diệt đồn Pháp tại xã. Vì vậy năm 1948, quân Pháp tiến hành khủng bố đốt Dinh một lần nữa, chỉ còn 4 cây cột ở chính điện.
Đến năm 1952, tình hình tạm yên, nhân dân quanh vùng đóng góp tiền của, công sức xây dựng lại Dinh lần thứ ba cho đến ngày hôm nay.
Từ 1955 đến 1975, dinh Đức Cố Quản là cơ sở cách mạng, là nơi nuôi giấu, tiếp tế, liên lạc cho cán bộ ta hoạt động. Hiện nay tại huyện Châu Phú có nhiều cán bộ trước kia đã từng hoạt động ờ vùng này.
Dinh Đức cổ quản kiến trúc theo loại hình chữ Sơn (Vi) chính điện ở giữa, hai bên Đông Lang và Tây Lang, phía sau là Hậu Biên. Về nghệ thuật bình thường như những chùa khác, gạch ngói đại tiểu kiểu âm dương. Chính điện có cổ lầu, hậu tổ nóc bát dần, không chạm trổ hoa văn. Dị vật phụ gồm có một long đình thờ Đức Cố Quản và những bản sao chép sắc phong quan cho ông Thành và binh sĩ.
Hàng năm có 3 ngày lễ lớn theo Phật giáo là rằng tháng giêng, rằm tháng bảy, rằm tháng 10 (còn là rằm thượng nguyên, trung nguyên, hạ nguyên).
Đặc biệt là 3 ngày kỷ niệm lớn.
+ Ngày 21, 22, 23 tháng 2 âm lịch kỷ niệm Đức Cố Quản mất tích, có khoảng 700 đến 1000 người tham dự.
+ Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch kỷ niệm ngày mất của bà Cố Quản, có khoảng 700 đến 1000 người tham dự.
+ Ngày 12 tháng 8 âm lịch kỷ niệm ngày "Phật Thầy Tây An" có khoảng 500 đến 1000 người tham dự. Tổng số khách tham quan, hành hương khoảng 100.000 đến 150.000 lượt người /năm.
Hiện nay, di tích này có 12 người, ông Nguyễn Thành Tông đứng ra trông coi. Ban Quản trị vẫn hoạt động tốt, chính quyền địa phương giúp đỡ rất nhiệt tình./.