Nhà thờ họ Canh Hoạch

Một phần của tài liệu Tài liệu Di tích lịch sử văn hóa ppt (Trang 100 - 101)

Nhà thờ họ Canh Hoạch

Từ thị xã Hà Đông, theo quốc lộ 6 đến Ba La rẽ trái, theo đường 22, đi khoảng 19 km nữa là tới ngã tư Vác, tên nôm của làng Canh Hoạch nay thuộc xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Canh Hoạch là quê hương của những ngành nghề truyền thống: làm quạt, làm khuôn nón, làm lồng chim. Từ xa xưa, Canh Hoạch còn nổi tiếng là đất học hành khoa cử. Nơi đây có dòng họ Nguyễn, một dòng họ nổi tiếng: 3 đời đỗ đại khoa, có ông, con, cháu chắt nội, ngoại đều là những người học giỏi, đỗ cao, có trạng cậu, trạng cháu.

Khởi thủy họ Nguyễn là Nguyễn Bá Ký (sách "Các nhà khoa bảng Việt Nam" chép nhầm là Phạm Bá Ký) đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Quý Mùi (1463) đời Lê Thánh Tông làm quan đến Binh bộ thượng thư.

Con Nguyễn Bá Ký là Nguyễn Đức Lượng, 50 tuổi đậu trạng nguyên khoa Giáp Tuất năm Hồng Thuận thứ sáu (1514) đời Lê Tương Dực. Khoa thi này cả nước có 5.700 người dự thi, lấy đỗ tiến sĩ 43 người. Trước ông tên là Hề, khi thi đỗ được vua ban tên là Đức Lượng, làm Lễ bộ Tả thị lang, bổ đi sứ phương bắc, sau thăng Thượng thư.

Con Nguyễn Đức Lượng là Nguyễn Khuông Lễ đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Âất Mùi, niên hiệu Đại chính thứ sáu (1535) đời Mạc Đăng Doanh, được cử đi sứ, làm quan đến chức Hữu thị lang, tước bá.

Lại nói, cụ khởi tổ Nguyễn Bá Ký có sinh được người con gái tên là Hiền lấy chồng người làng Tảo Dương tên là Nguyễn Doãn Toại. Hai người sinh con trai là Nguyễn Thiến. Năm 38 tuổi Nguyễn Thiến

đỗ Hội nguyên, được vua Mạc ban đệ nhất giáp đệ danh (trạng nguyên) khoa Nhâm Thìn năm Đại chính thứ ba (1532). Ông làm quan với nhà Mạc đến chức Lại bộ thượng thư.

Nguyễn Thiến là bạn thân với Nguyễn Bỉnh Khiêm và đỗ trước Nguyễn Bỉnh Khiêm một khóa. Con ông là Nguyễn Quyện, học trò của trạng Trình cũng là nhân vật xuất sắc. Trong "Bạch Vân am thi tập" có chép một số bài thơ của ông.

Mấy thế kỷ qua, trong dân gian còn lưu truyền nhiều câu chuyện sinh động về đất có trạng cậu, trạng cháu. Gần đây, trong một tài liệu của học giả Lê Thước, còn cho biết họ Nguyễn ở Tiên Điền, Hà Tĩnh sinh ra đại thi hào Nguyễn Du có gốc từ họ Nguyễn ở Canh Hoạch. Sách "Việt Nam danh nhân từ điển" in tại Hoa Kỳ năm 1994 có viết: "Nguyễn Nghiễm trước tổ tiên quán làng Canh Hoạch huyện Thanh Oai sứ Sơn Nam sau vì quốc sự phải dời vào làng Tiên Điền". Sinh thời, ông Nguyễn Văn Thục và con cháu đời thứ 18 của dòng họ Nguyễn Trãi ở Nhị Khê huyện Thường Tín cũng tìm đến Canh Hoạch và nhận rằng: họ Nguyễn Trãi và họ Nguyễn Bá Ký cùng chung một tổ hộ, sau vì binh lửa loạn lạc họ Nguyễn phải phân chi.

Qua văn bia được biết, nhà thờ họ Nguyễn được khởi dựng từ thời Hậu Lê đến năm 1821 triều Nguyễn được tu tạo và giữ lại dáng vẻ đến ngày nay. Nhà thờ kiến trúc kiểu chữ nhị gồm nhà thờ và tòa tiền tế. Phía trước nhà thờ là Ao Bia truyền sự tích dòng họ. Cổng vào nhà thờ có 2 cột trụ, trên đỉnh trang trí đèn lồng và bông sen cách điệu. Gian giữa treo bức hoành với 3 chữ lớn: "Trạng nguyên từ". Trong khám thờ sơn son có đặt bài vị cụ tổ họ Nguyễn. Ơở gian bên phải có ngai đặt chân dung Nguyễn Trãi và gian bên trái có khám thờ các vị trạng nguyên: Nguyễn Đức Lượng, Nguyễn Thiến. Dẫu trải qua nhiều trận chiến, nay ở nhà thờ họ Nguyễn còn giữ được nhiều di vật quý: hai bia đá tạc từ thế kỷ 17, cuốn gia phả dòng họ, các sắc phong thần, một số câu đối sơn son thếp vàng. Với nét chữ già dặn, mỗi bức được thể hiện bằng một bút pháp mềm mại, uyển chuyển:

Cữu trạng nguyên, sanh trạng nguyên, nhất giáp khoa danh quang sử bút

Một phần của tài liệu Tài liệu Di tích lịch sử văn hóa ppt (Trang 100 - 101)