Văn bia Bùi Dương Lịch

Một phần của tài liệu Tài liệu Di tích lịch sử văn hóa ppt (Trang 111 - 113)

Văn bia Bùi Dương Lịch

"Một vật thể vốn đã trong, dù có lẫn với những vật cắn đục cũng không hề đổi chất".(1)

Trong số văn bia danh nhân Hà Tĩnh, có một bản văn bia của Hoàng giáp Bùi Dương Lịch do Phó bảng Nguyễn Văn Siêu soạn lời. Bia dựng trước nhà thờ chi họ Bùi Thức, xã Tùng Aảnh, huyện Đức Thọ. Văn bia được lập từ bia gốc ấy).

Văn bia soạn năm Bính Dần, Tự Đức năm thứ 19 (1866) - 38 năm sau ngày Bùi Dương Lịch mất. Một thời người ta đã xếp Bùi Dương Lịch vào hạng người xu phụ, đổi dạ thay lòng. Trước bao lời đồn đại, chê trách, dường như không thấy một ai lên tiếng phản bác, biện hộ cho ông. Trong khi đó, nhiều tác phẩm của ông chưa kịp ra đời, tài năng, giá trị sáng tác đích thực của ông ít người biết đến. "Văn tịch chí" trong bộ Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú) chưa ghi Nghệ An ký của ông, Đại Nam nhất thống chí - bộ địa chí - lịch sử chính thống triều Nguyễn, không đưa ông vào mục Nhân vật Nghệ Tĩnh, dù ông đã có học vị cao.

Về dạy học, đánh giá thành tựu này, Nguyễn Văn Siêu viết: "Ơở Châu Hoan nhân tài nối tiếp xuất hiện, cùng sánh vai với các vùng trong nước. Triều đại hưng thịnh như ngày nay, nếu không có công lao đóng góp của ông, ai là người tác thành cho lớp hậu tiến, để nước nhà sẵn có mà dùng? Kẻ sĩ nối tiếp thành đạt ở Châu Hoan này, không chỉ có tình nghĩa thân chá, mà phần lớn đã trở thành những bậc danh thần, tiếp bước rạng rỡ trên văn trường, sĩ bản".

Bùi Dương Lịch hiệu Tồn Trai, sinh năm 1757 (Cảnh Hưng thứ 18) tại quê cha, làng Yên Đồng, La Sơn (nay là xã Tùng Aảnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh), mất năm 1828 (Minh Mạng thứ 9) tại quê mẹ, làng Đồng Môn, Thạch Hà, Hà Tĩnh. Ông đỗ Hương cống năm 17 tuổi, đỗ Hoàng giáp năm 30 tuổi. Trong 71 năm cuộc đời, không kể những năm tuổi ấu thơ và tuổi học trò, tính từ năm 17 tuổi, thời gian làm việc được phân bố như sau: Hơn 1 năm dịch sách ở Viện Sùng Chính (1792 - 1793), 8 năm làm Đốc học Nghệ An và Phó đốc học trường Giám ở Huế (1805 - 1812), xin từ quan về dạy học năm ông 56 tuổi (1813). Nếu gọi ông là quan, ông đã thực sự làm quan ở nội điện (cung phụng, tự thừa, viên ngoại lang, là những chức quan nhỏ). Chưa chẵn 5 tháng, vua tôi đã phải dắt nhau chạy "loạn" (từ tháng 7 đến tháng 11 năm 1787). Vào những năm đầu, ông vừa dạy học vừa tập bài ở kinh kỳ. Phần lớn thời gian ông dạy ở quê. Khó tìm thấy bản kê danh sách "đồng môn", để giúp ta biết chính xác số lượng học trò và số trò thành đạt. Theo gia phả, học trò ông đông đến ngoài nghìn, trong số đó, trên 300 người, cao thấp khác nhau đều có đỗ đạt. Ngụy Khắc Thận, quê Nghi Xuân, đỗ cử nhân, Ngụy Khắc Tuần là học trò vừa là con rể ông, đỗ tiến sĩ, Bùi Thức Kiên, con trai ông, đỗ Hoàng giáp... Nhận định thành tựu về mặt này như trong văn bia, hẳn có căn cứ.

Là nhà mô phạm, ông rất coi trọng việc "tề gia", một trong những mục tiêu trọng yếu đầu tiên của Nho giáo. Ông chăm lo xây dựng nếp sống gia giáo trong gia đình mình: cha ra cha, con ra con, chồng ra chồng, vợ ra vợ... trên kính dưới nhường, thuận hòa, êm ấm. "Hương đảng mạc như xỉ" (Trong làng xóm không ai được kính trọng bằng đối với lớp người cao tuổi). Ông có 3 bà vợ, được sắp xếp thứ bậc theo lứa tuổi: bà hơn tuổi làm chị, kém tuổi làm em, không kể cưới sau cưới trước. Có 9 con trai, 7 con gái, định thứ tự anh em, chị em cũng theo lứa tuổi hơn kém, không kể con bà cả, bà hai... Cách sắp xếp ấy tạo cơ sở cho sự hòa thuận, sum họp gia đình. Đó cũng là một đổi mới trong hướng tiến bộ. Nguyễn Văn Siêu viết: "Chỉ cần quan sát ở nền nếp gia giáo với các mặt căn cơ "đường - cấu" trong gia đình này, ta có thể suy ngẫm và nhận định sức sáng tạo ở đây".

Về trước tác, nếu trong nghề dạy học, ông đã trở thành nhà sư phạm tài danh, có uy tín lớn, thì về mặt sáng tác, khảo cứu, ông đã vượt lên ngang tầm cao sáng tác đương thời. Tác giả văn bia đã khái quát thành tựu xuất sắc ấy trong 4 câu "minh" ngắn gọn, hàm súc: "Góp nhặt tuy mọn, phát việt đúng thời, hào quang tỏa sáng, hương sách thơm hoài".

Trước tác của ông bao gồm nhiều lĩnh vực: Về văn học có Ôốc lậu thoại thi văn, Bùi Tồn Trai trường tập biểu, giáo khoa có Bùi gia huấn hài, lịch sử có Lê Quý dật sử, địa chí có: Yên Hội thôn chí, Nghệ An phong thổ ký, Nghệ An chí và Nghệ An ký...

Là một học giả uyên bác, kiến thức của ông chỉ bó hẹp trong "ngũ kinh, tứ thư", từ chương, điển cố, mà đã mở rộng ra các mặt địa chí, lịch sử dân tộc, đất nước quê hương mình. Nghệ An ký là bộ sách đạt đến tầm cao của hướng viết ấy. Sách được biên soạn qua một quá trình sưu tập, khảo sát công phu, viết thể nghiệm từ Nghệ An phong thổ ký đến Nghệ An chí rồi nâng lên Nghệ An ký. Nếu cần nhắc đến nhược điểm của tập sách, trước hết phải nói, về mặt nào đó, tác giả đã quá thiên về khai thác văn học - lịch sử. Điều đó không thừa. Nhưng khi đã là tập sách địa chí thì các phần kinh tế, xã hội, nghề nghiệp, phong tục, v.v. là những phần trọng yếu không thể bỏ qua hoặc lướt nhanh. Nghệ An ký vì thế chưa phải đã hoàn hảo trong loại hình sách Địa chí. Sau Nghệ An ký, một hoạt sách địa chí lịch sử của nhiều tác giả tiếp nối ra đời. Nhờ đó, những tư liệu quý giá còn có được như ngày nay, là nhờ có các tập sách địa chí ấy.

Bùi Dương Lịch là người đã có công lớn đặt nền móng cho phương pháp biên soạn sách địa chí. Đó cũng là thành tựu và cống hiến nổi bật rất đáng được trân trọng của ông trong lĩnh vực này.

thơ gồm có 52 bài (có thể chưa thu thập đủ), tạm chia làm 3 phần, thơ vịnh cảnh, thơ vịnh phong thổ và thơ tự sự, cảm tác.

Trong thơ, nếu có loại thơ "địa chí" thì thơ ông thuộc loại thơ ấy. Các nhà thơ từng viết: Tiêu Tương bát cảnh, Đông Hồ ấn nguyệt, Thạch Động thôn vân, Ngọ Trà hứng... thì thơ ông là Nghi Xuân bát cảnh, Hồng Lĩnh hành, Thị Lang kiều, Thực Giang cán... Vì là thơ "minh họa", đó đây còn có một ít bài viết hơi vội vã, nhưng những gì đã ghi lại được, đều rất có giá. Tập thơ vì thế, vừa là tác phẩm văn học, vừa là tác phẩm địa chí - lịch sử, di sản văn hóa quê hương - đất nước quý giá vô cùng.

Trong tập thơ, vẫn còn một đôi tiếng thở dài, day dứt, chán ngán, cũng có những khi tức bực, chửi bới nặng lời. Nhưng toàn bộ tập thơ toát lên tất cả những gì là tình yêu thiên nhiên, quý mến và tự hào đối với quê hương - đất nước. Nghĩ về phong thổ xứ Nghệ, ông viết:

Thánh Chu bất cảm thần hoàng cầu Tặc Phụ yên năng đoạt Nghĩa vương... (Nghệ An phong thổ ký thi)

Vua Nhà Chu là bậc thánh, vẫn không dám bắt ép bậc cha chú (bộ tộc Việt Thường) thần phục mình, thì tên giặc Trương Phụ làm sao khuất phục nổi (khí tiết) của Nghĩa vương (Nguyễn Biểu).

Trung tâm Việt Thường thời đó dường như được xác định là vùng đất Nghệ Tĩnh. Ngự sử Nguyễn Biểu cũng quê ở vùng này.

Câu thơ viết hàm súc, đọc lướt qua, tưởng không có ý gì mới. Dừng lại ngẫm nghĩ, mới thấy ra nhiều điều tinh tế, sắc sảo đến kinh người!

Từ bộ sách Nghệ An ký cùng những tác phẩm khác của mình, đã đưa ông lên tầm cao các nhà trước tác xuất sắc đương thời.

Từ văn bia này, sự nghiệp của Hoàng giáp Bùi Dương Lịch "tỏa sáng hào quan". Qua văn bia này, cái nhìn và văn tài của Phó bảng Nguyễn Văn Siêu quả là thần bút.

(1) Những câu đặt trong dấu ngoặc kép chép trong bài này đều trích nguyên bản dịch văn bia Bùi Dương Lịch.

Một phần của tài liệu Tài liệu Di tích lịch sử văn hóa ppt (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w