Đền thờ Hưng Đạo Vương giữa TP.Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Tài liệu Di tích lịch sử văn hóa ppt (Trang 116 - 118)

Đền thờ Hưng Đạo Vương giữa TP.Hồ Chí Minh

Thuở nhỏ sống ở Sài Gòn, tôi nhiều lần lui tới chùa Vạn An và cạnh chùa là ngôi đền nho nhỏ thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo được dựng vào năm 1932, tọa lạc ở 36 đường Hiền Vương, Sài Gòn 1 nay là 36 đường Võ Thị Sáu, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Sau ngày giải phóng miền nam trở về TP Hồ Chí Minh, đến thăm lại ngôi đền ngày xưa, tôi sửng sốt trước đền rộng lớn và nguy nga hơn nhiều.

Nguyên do là ngôi đền cũ nằm cạnh Hội Quán được xây dựng từ năm 1929 của Hội Bắc Việt tương tế. Cụ Nguyễn Văn Bích, chủ nhân của đền, đã hiến cho Hội Bắc Việt tương tế do Cụ Nguyễn Duy Ninh làm chánh hội trưởng từ năm 1952 đến năm 1979 (khi cụ qua đời).

Ngôi đền mới thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo được kiến trúc sư nổi tiếng Nguyễn Mạnh Bảo thiết kế và Hội Bắc Việt tương tế khởi công xây dựng vào ngày 28-7-1957, hoàn thành vào ngày 11-7-1958, sau đó dỡ bỏ ngôi đền nhỏ cũ, tạo thành sân đền rộng rãi chức hàng nghìn người dự lễ hội.

Từ năm 1958 đến nay, đền thờ tuy có được tu bổ thêm nhiều lần, nhưng nhìn chung cả vóc dáng lẫn đường nét căn bản của kiến trúc cũ vẫn được giữ nguyên.

Đền có ba cổng lớn. Cổng chính giữa chỉ mở vào những ngày rằm, ba mươi âm lịch hằng tháng và những lễ hội lớn trong năm. Hai cổng phụ được mở thường xuyên để đón khách tới viếng thăm hằng ngày. Trên nóc cổng chính là hình "lưỡng long hý nguyệt" và trước cổng nổi bật 4 chữ Hán cỡ lớn (phiên âm): Hưng Đạo Đại Vương. Ơở mặt ngoài của hai cột cổng chính, có đôi câu đối viết bằng chữ Hán (tạm dịch):

Xem sử nhà Trần nhớ mãi những chiến tích oanh liệt tích tụ lại Vào cửa miếu, thấy ánh sáng linh thiêng tỏa rạng ra.

Mặt trong của cổng, ở trên cao có bốn chữ triện: Trần Triều Hiển Thánh và phía dưới, trên 2 cột cổng chính cũng có đôi câu đối viết bằng chữ Hán.

Trong khuôn viên rộng chừng gần 2.000m2, sân đền chiếm phần lớn diện tích, tỏa bóng mát cây cao. Sân đền lát gạch men màu nâu thường được tổ chức đánh cờ người, võ cổ truyền và ca hát phục vụ những ngày lễ, hội (lễ hội lớn nhất vào 20-8 Âm lịch, Ngày giỗ Đức Thánh Trần). Ngay ở đầu sân, là bức tượng Trần Hưng Đạo do nhà điêu khắc Trọng Nội đúc bằng xi-măng, tô màu đen pha vàng trông uy nghi và hài hòa với khung cảnh khu vực đền thờ.

Từ sân, qua 5 bậc bước lên đền thờ được xây dựng một tầng 5 gian bằng vật liệu gỗ, bê-tông cốt thép và mái lớp ngói vẩy cá. Và đền thờ cấu trúc theo hình chữ đinh, diện tích khoảng 250m2, với ba cửa liền nhau. Phía trên ba cửa nổi bật 10 chữ Hán (phiên âm):

Hiển thánh Trần triều Hưng Đạo Đại Vương linh từ.

(Đền thờ của bậc hiển thánh linh thiêng là Hưng Đạo Đại Vương họ Trần). Mặt trước cửa chính, có đôi câu đối viết bằng chữ Hán:

Núi Vạn Kiếp không có ngọn nào là không có hơi kiếm bốc hỏa, Sông Lục Đầu không có cơn sóng nào lại không có tiếng thu ầm vang.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Quảng Tuân thì câu đối này tương tuyền là của thám hoa Vũ Phạm Hàm (người làng Đôn Thư, huyện Thanh Oai, Hà Tây, 1864 - 1906).

Trong đại sảnh của đền cũng có nhiều đôi câu đối giàu tràng khí.

Ơở trước bàn hương án có hai con nghê ngồi chầu được tạo hình độc đáo: mỗi con ngậm một cái xương sườn cá ông cong vút lên, dài gần 3m, tạo thành một hình vòng cung, trông rất uy nghi. Sau bàn hương án ở điện ngoài, là nơi thờ các vị anh hùng hào kiệt đời Trần, đã có công với nước mà dân gian tôn là các bậc "hiển thánh" như: Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng.

Hai bên hương án là hai hàng cờ quạt, tàn lọng, đồ bát bửu, ngựa hồng, ngựa bạch... Phía trên và dọc theo hai cột ở hai bên hương án cũng có hoành phi, câu đối sơn son thếp vàng.

Nơi thờ chính của đền là Nội điện (hậu cung). Nội điện ở phía trong, có tượng Trần Hưng Đạo bằng đồng, khởi công đúc từ ngày 25-10-1957 và khánh thành vào ngày 1-7-1958. Tượng Trần Hưng Đạo được đúc ở thế ngồi trên long ỷ, tay cầm quyển binh thư, thanh kiếm bạc dựng một bên. Phía trái là nơi hai vị nương cô (tức một con gái Trinh công chúa sau là vợ Trần Nhân Tôn và một gái nuôi Nguyễn công chúa sau là vợ Phạm Ngũ Lão). Phía phải là nơi thờ bốn vị vương tử (tức 4 người con trai của Trần Hưng Đạo gồm Hưng Võ Vương Quốc Hiển, Hưng Hiến Vương Quốc Uy, Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng và Hưng Trí Vương Quốc Nghiễn). Phía trên bức tượng là bức hoành phi, giữa có thêu mấy chữ Hán (phiên âm): Nam Quốc Cơ Công (công trạng xây dựng nền móng nước Nam). Cũng trên bức hoành phi này, phía trái có thêm 2 chữ Đại nghĩa (Nghĩa lớn) và phía phải có thêm hai chữ Chí trung (hết lòng trung).

Hai bên bức hoành phi trong nội điện có đôi câu đối chữ Hán: Dòng dõi nhà vua, ngựa đá bao phen lo việc nước,

Trần Triều danh tướng, bình vàng xã tắc điện sáng ngời.

hàng loạt những bức phù điêu sơn son thếp vàng, chạm trổ công phu của nhà điêu khắc Trọng Nội, diễn tả những sự kiện lớn của lịch sử đời Trần như: Hội nghị Diên Hồng, Lời thề sông Hóa, Trận Bạch Đằng 1288.

Đó là chưa kể đến bản đồ, nguyên văn (bản dịch) Hịch tướng sĩ của Trần Hương Đạo, cùng những lời khuyên chân tình mà sâu sắc của Trần Hưng Đạo đối với vua Trần và kế sách giữ nước trước khi Trần Hưng Đạo qua đời, cùng với nhiều hiện vật có giá trị khác được trưng bày trong Hội quán làm Nhà truyền thống di tích đời Trần.

Hằng năm, đến Đức thánh Trần Hưng Đạo thường tổ chức lễ hội lớn vào đêm giao thừa, mồng 1, 2,3 Tết, Lễ hội mừng xuân. Giỗ tổ Hùng Vương (mồng 10 tháng 3 Âm lịch). Giỗ Đức thánh Trần Hưng Đạo (20 tháng 8 Âm lịch). Ngày Thánh đản mồng 10 tháng Chạp... Ơở những dịp này thường có múa lân, tế lễ cổ truyền, thi vật, võ cổ truyền, ca nhạc dân tộc... và thường xuyên tổ chức hội thảo về các chiến công thời Trần.

Từ trước và nhất là ngày nay, hằng ngày, nhiều khách du lịch trong nước và ngoài nước đến thăm đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo. Trong cuốn sổ lưu niệm có biết bao khách nước ngoài đến đây và ghi lại những lời xúc động. Nguyễn Duy Vượng

Một phần của tài liệu Tài liệu Di tích lịch sử văn hóa ppt (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w