Miếu Bà Chúa Xứ

Một phần của tài liệu Tài liệu Di tích lịch sử văn hóa ppt (Trang 90 - 93)

Miếu Bà Chúa Xứ

Tên ghi trên bảng ngoài cổng miếu là Chúa Xứ Thánh Mẫu, còn trong nhân dân gọi là Miếu Bà Chúa Xứ. Miếu Bà Chúa Xứ thuộc ấp Vĩnh Tây 1, xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Theo truyền thuyết thì miếu này đã có hơn 150 năm nay, từ đầu thế kỷ XIX. Nhưng nói đến những người xây dựng miếu thì cho đến nay vẫn chưa xác định được. Bởi vì lịch sử miếu Bà có 2 truyền thuyết, nếu theo thuyết thứ nhất, miếu do dân xây dựng để cúng bái vì tin ở sự linh thiêng của Bà. Còn theo truyền thuyết thứ hai là do Thoại Ngọc Hầu đứng ra xây dựng, thực hiện theo lời van vái của vợ chính là Châu Thị Tế. Hiện nay vẫn chưa biết rõ ai là người đầu tiên đứng ra xây dựng miếu này.

Từ trước đến nay miếu vẫn ở chỗ cũ và đã được sửa chữa 2 lần. Lúc đầu miếu được cất bằng tre lá, đến năm 1962, miếu được sửa lại bằng đá ngói âm dương, đến năm 1972 ngôi miếu được phá xây lại trừ tấm vách đá sau lưng Bà. Lần sửa chữa này do ý kiến của ông Nguyễn Văn Ưứng, hội trưởng Hội cứu tế đề nghị và được tập thể Hội tán thành. Đến năm 1976, miếu mới thực sự được xây dựng xong.

Miếu Bà Chúa Xứ kiến trúc theo kiểu chữ Quốc, xây bằng gạch có 4 mái hình vuông, nóc lợp bằng ngói ống màu xanh, bên trong miếu còn giữ lại tấm vách đá dài 10m là bệ miếu cũ. Nhà để tượng cũng 4 mái hình vuông, ngay chính diện lát bằng gạch đá xanh theo lời ông hội trưởng thì vách 2 bên được xây bằng đá cẩm thạch nhập ở Yý, Nhật, Đài Loan do kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng thiết kế xây dựng.

Những di vật phụ trong miếu có những hoàng phủ bằng chữ Hán đề cao công ơn tổ mẫu như: Hộ Quốc túy dân, vị quốc vị dân, Hải quốc trường xuân... và số lượng vàng chạm áo khách thập phương cúng vào miếu trưng bày ở gian phòng bên phải của cung cấm.

Miếu Bà Chúa Xứ là một ngôi miếu cổ, thờ một hình tượng bằng đá. Theo lời kể của các ông trong hội thì hình tượng là một phụ nữ ngồi. Dáng uy nghi, đội mũ, bị gãy một bên tay trái, bên trong mặc xà rông, bên ngoài mặc áo bào thêu rồng phượng. Mặt tượng được sơn màu nâu cánh dán, mắt đen. Hai bên là tượng cô bằng đá (bên phải), thờ cậu (bên trái).

Hàng năm vào các ngày 25, 26, 27 tháng 4 âm lịch, nhân dân các tỉnh phía Nam cùng nhân dân địa phương nô nức đến lễ ở miếu Bà. Trong ngày lễ còn có múa bóng, hát bội... Đêm ngày 23, mọi người đã tập trung về chùa để xem lễ tắm Bà. Tượng Bà được mang xuống, cởi áo ra, lấy nước mưa pha với nước hoa để tắm phong tục này đã tồn tại hàng trăm năm nay.

Trước và trong kháng chiến, miếu không bị hư hỏng gì nhiều. Hiện nay ban bảo vệ di tích cũng là ban quản trị hội cứu tế, trong đó có ông hội trưởng Nguyễn Văn Ưứng là Phó Chủ tịch Uủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Vĩnh tế. Hàng năm, ban quản trị dùng tiền cúng bái sung vào quĩ dành cho việc trùng tu sửa chữa di tích này.

Miếu Văn Thánh

Tên thường gọi: Miếu Văn Thánh Tên chữ: Khống Thánh Văn Miếu

Năm 1938 sau khi xây dựng hoàn chỉnh cổng tam quan các quan chức làng Long Hồ và các vị trong Hội chấn hưng VănThánh Miếu, đề nghị sửa lại tên Khổng Thánh Văn Miếu thành Văn Thánh Miếu để phù hợp với tên gọi chung của nơi phát sinh nền văn học cả nước. (Tức Văn Miếu ở Hà Nội) và phù hợp với truyền thống văn hóa lâu đời của tỉnh nhà.

Theo truyền thuyết tại địa phương, những ghi chép của ông Bùi Văn Triều (nguyên Hội trưởng Hội chấn hưng). Năm 1965 và những tư liệu ghi chép trong quyển Vĩnh Long xưa và nay của tác giả Huỳnh Minh xuất bản năm 1965 thì Văn Thánh Miếu được khởi công xây dựng từ năm 1862 (năm Tự Đức thứ 15) và hoàn thành giữa năm 1866 (năm Tự Đức thứ 19).

Nguyên vào năm 1862, các tỉnh Đông Nam bộ bị Pháp đánh chiếm. Riêng các tỉnh miền Tây Nam bộ còn yên ổn.

Vì tinh thần không khuất phục ngoại bang, nên có một số sĩ phu 3 tỉnh miền Đông về Vĩnh Long ở và bốc mộ cụ tiên sinh Võ Trường Toản về Bến Tre cải táng. Từ đó các sỹ phu và các vị quan văn xã dần dần bỏ hẳn Văn Miếu tại Gia Định.

Lúc đó có ông Nguyễn Thông là Quan Lãnh đỗ học tại tỉnh Vĩnh Long đồng thời còn là học trò của cụ Võ Tiên Sinh, đứng ra bàn với các vị hương hào, nhân sĩ trong tỉnh nên chọn một số đất để xây dựng Văn Miếu để thờ Đức Khổng Tử, Cụ Võ tiên sinh, đồng thời để cả nơi quy tụ học trò để dạy học, đọc sách ngâm thơm đàm luận văn chương... Yý kiến trên được đồng ý và cụ Nguyễn Thông đệ đơn lên quan Thượng ty xin xây dựng một văn miếu tại làng Long Hồ, tổng Bình Long, tỉnh Vĩnh Long cách trung tâm tỉnh l khoảng 3 km theo hướng Đông Nam. �

Văn Thánh Miếu được khởi công xây dựng năm 1862 và hoàn thành giữa năm 1866 đặt tên Khổng Thánh Văn Miếu gồm 2 phần chính và các phần phụ.

Thánh Miếu: Nhà trung tâm từ cổng vào nhìn thẳng vào khoảng 80m, làm nơi thờ Đức Khổng Tử và các vị hiện thánh là đồ đệ của ngài.

Tòa nhà cất theo kiểu 3 gian 2 chái (kiểu thông thường lúc bấy giờ), mái lợp ngói ống, mặt tiền để trống và vách không hậu đóng ván kiểu thượng song hạ bảng, cột kèo bằng gỗ cao su và dầu.

Thơ Lầu: Từ cổng rào vào khoảng 10m, nằm bên phải, làm nơi thờ các vị Văn Xương, cụ Võ Trường Toản, đồng thời làm nơi dạy học, hội họp, đàm luận văn chương, đọc sách...

Tòa nhà xây dựng theo kiểu Văn Miếu mái lợp ngói ở giữa có thượng 1 gác lầu, cột kèo vách đều bằng gỗ cao su và dầu.

Những vị có công xây dựng Khổng Thánh Văn Miếu gồm: - Độc bộ đường Trương Văn Uyển.

- Sô Chánh sứ Nguyễn Văn Nhã. - Aán sát sứ Võ Văn Thanh. - Lãnh đề học Nguyên Thông

- Thủ bộ Lê Trung Hậu (đội hậu) - Cùng nhân dân địa phương.

Ngày mồng 8 tháng 12 năm 1866 tại Khổng Thánh Văn Miếu thành lập hội bảo vệ lấy tên là "Sùng Chánh Hội". Ban bảo vệ gồm đại diện tỉnh miền Tây Nam bộ.

1- Hà Tiên tỉnh Tuần Vũ: Lê Nguyên.

2- Vĩnh Long tỉnh Hàn Lâm thi giảng học sĩ, lãnh đốc học Nguyễn Thông. 3- An Giang tỉnh, án sát sứ: Phạm Hữu Trách.

4- Các quan, Phủ, huyện, Thượng biện, cử nhân, tú tài, học sinh và hội biện.

Hội biện là Hương chức trong làng gồm 78 vị lo việc cúng tế và chăm nom Văn Thánh Miếu.

Trải qua nhiều năm và tình hình chính trị tại Vĩnh Long có nhiều biến động, Khổng Thánh Văn Miếu ít được quan tâm chăm sóc, năm 1889 Văn Miếu sụp đổ dần dần chỉ còn lại 1 thơ lầu và cũng ít người lui tới chăm sóc.

Năm 1902, ông Tống Hữu Định, còn gọi thầy Phó Mười Hai, Phó tổng Bình Long, đứng ra kêu gọi các vị văn quan, thương gia điền chủ thân hào nhân sĩ cùng ông quyên góp khắp nơi trong và ngoài tỉnh để tái tạo lại Thánh Miếu.

Năm 1903, Thánh Miếu tái tạo trên nền cũ, vách xây tường, cột kèo bằng loại gỗ tốt như cam xe, cà chất v.v... và giao lại cho Ban Hội hương làng Long Hồ chăm sóc.

Năm 1941 có ông hương báo Diệp Công Sang (người Minh Hương), đi ngang qua Khổng Văn Thánh Miếu, thấy thơ lầu bị hư hỏng, mục nát nhiều nơi, ông đứng ra kêu gọi bà Trương Thị Loan (còn gọi là bà Phủ Y) và hương chức hội tề địa phương quyên góp tiền bạc để kiến tạo lại thơ lầu.

Bà Trương Thị Loan giúp 1.000đồng (một ngàn) và biếu cho 1 số đất ruộng để hội quý tế thu huê lợi mà lo cho những dịp cúng tế và trùng tu Văn Thánh Miếu hàng năm.

Sau khi quyên góp tiền vốn, ông Hương báo Sang thuê ông Bang Dành qua Nam Vang mua gỗ về xây dựng thơ lầu. Công việc được tiến hành do 2 thợ Trinh và Cường người làng Long Hồ đảm nhiệm. Đến ngày rằm tháng 8 năm Quý Mẹo (khoảng tháng 10/1914), thơ lầu được xây dựng hoàn chỉnh và đổi tên là Văn Xướng Các, sử dụng để thờ.

Do sự phát triển của Khổng Thánh Văn Miếu và sự quan tâm gìn giữ, trùng tu thường xuyên của Ban Hội hương và Hội quý tế, hàng năm số lượng nhân dân đến chiếm bái và vui chơi càng đông. Do đó hội quý tế xây dựng thêm một nhà tiệc cạnh bên hông phải Văn Xương Các vào năm 1921. Đến năm 1940 xây dựng lại nhà tiệc bằng tường, nóc lợp ngói. Năm 1964 Hội Văn Miếu kiến nghị lên ông quận trưởng vào được cấp tiền xây dựng thêm nhà bếp và tráng con đường xi măng từ cổng tam quan vào tận Văn Miếu dài 80m rộng 4m.

Năm 1928 Hội Văn Miếu ủy nhiệm ông Hương sư Nguyễn Văn Hành lo việc xây dựng hàng rào dài 77m, bằng đá xanh trên gắn song sắt tròn và nhọn giữa hàng rào có một cổng gỗ.

Năm 1938 ông DUVERNOY, chủ tỉnh Vĩnh Long đến thăm Văn Miếu thấy cảnh vật xung quanh đều có vẻ tôn nghiêm thanh nhã, duy chỉ còn cửa ngõ còn nhỏ bé không tương xứng với khu vực Văn Miếu. Ông phê chuẩn Sở trường tiền Vĩnh Long đảm nhiệm việc xây dựng cho Văn Miếu 1 cổng tam quan như hiện nay. Và từ năm 1938 Khổng Thánh Văn Miếu được Hội Văn miếu đổi tên là VĂN THAáNH MIÊếU. Văn Thánh Miếu được chính quyền Sài Gòn công nhận là cổ tích quốc gia liệt hạng năm 1962 và được

bảo quản chăm sóc rất tốt đến ngày 30/4/1975.

Hiện trạng hiện tại của di tích còn nguyên dạng nhưng tình trạng bảo quản di tích xuống cấp trầm trọng một phần do thiên nhiên, một phần do cấp quản lý ít quan tâm, chăm sóc di tích.

Một phần của tài liệu Tài liệu Di tích lịch sử văn hóa ppt (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w