Mộ bác sỹ Yersin

Một phần của tài liệu Tài liệu Di tích lịch sử văn hóa ppt (Trang 93 - 95)

Mộ bác sỹ Yersin

Mộ của Bác sỹ Alexandre Yersin nằm trên một ngọn đồi của khu chăn nuôi thí nghiệm Suối Dầu thuộc quyền quản lý của Viện Pasteur Nha Trang, trên địa hạt của xã Suối Cát huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Di tích cách thị trấn của huyện Diên Khánh là Thành 10 km phía Nam đi theo quốc lộ 1A.

Đường đi đến rất thuận lợi, đi trên đường quốc lộ 1A Bắc Nam ta nhìn thấy tấm bảng lớn ghi dòng chữ "Khu trại chăn nuôi thực nghiệm Suối Dầu" và con đường rải đá nhỏ, đi khoảng 1500m có đường lên đồi lát đá là đến mộ Yersin.

Alexandre Yersin sinh ngày 22/9/1863 ở Rong Vaud, hạt Lavauy, Thụy Sỹ, tổ tiên ông gốc người Pháp. Năm 1883 ông học trường Y khoa ở Lausause Thụy Sy.ọ Do hoàn cảnh gia đình, ông không tốt nghiệp. Sau đó ông sang Đức học ở trường Marboug nhưng cũng không đạt nguyện vọng.

Sau đó ông qua Pháp xin làm kỹ thuật viên môn giải phẫu bệnh lý cho một bệnh viện gọi là Hotel Dieu. Tại đây ông đã gặp nhà khoa học nổi tiếng là Pasteur. Với lòng ngưỡng mộ ông đã xin làm kỹ thuật viên tại phòng thí nghiệm vi trùng của Pasteur ở đường phố Uim - Paris, đó là năm 1886. Ông được phân công giúp việc cho bác sỹ Roux. Trong thời gian này ông nhận một đề tài nghiên cứu khoa học nhỏ để làm luận văn tốt nghiệp. Tên đề tài là : "Nghiên cứu về sự phát triển của lao thực nghiệm". Sau hai năm lao động miệt mài và sáng tạo, Yersin đã thành công, được các thầy và bạn bè đánh giá cao, có giá trị khoa học. Lúc này ông mới 25 tuổi, đỗ Bác sỹ Y khoa, gia nhập quốc tịch Pháp, trở thành công dân Pháp. Đó là năm 1888.

Ông tiếp tục làm cộng sự đắc lực cho bác sỹ Roux trong nghiên cứu về độc tố của vi khuẩn bạch hầu, công trình này tạo điều kiện cho các công trình của nhiều nhà khoa học khác sau này.

Ngày 1/1/1889 Viện Pasteur Paris chính thức thành lập nhưng cũng chính lúc đó ông đã suy nghĩ nhiều về những bí mật tiềm tàng ở vùng nhiệt đới Viễn Đông.

Tháng 9/1890 ông ra đi Viễn Đông, trước sự bàng hoàng của các đồng nghiệp ở viện Pasteur Paris. Nhiều người đã khuyên nhủ ông, nhưng với tinh thần say mê tìm hiểu cái mới, có quyết tâm cao và niềm khát khao cháy bỏng tìm đến chân trời khoa học, ông dũng cảm ra đi. Từ đây, con đường khoa học của ông rộng mở trước mắt, cuộc đời khoa học của ông bắt đầu.

Tháng 7/1891 ông có dịp đi qua Nha Trang, tàu dừng lại và ông đã lên bờ ngắm cảnh. Nha Trang đã để lại trong ông một ấn tượng sâu sắc, không ngờ được rằng cả cuộc đời từ đây và về sau lại gắn liền với mảnh đất này.

Ngày 2/6/1894 ông đi Hồng Kông theo yêu cầu của Nhà đương cục để nghiên cứu bệnh dịch hạch đang hoành hành. Sau những tìm tòi nghiên cứu vất vả ông đã tìm ra vi trùng dịch hạch. Đây là một thành công lớn và sau này được mang tên ông.

Sau đó ông cùng bác sỹ Roux công tác nghiên cứu thành công và sản xuất được loại huyết thanh chữa bệnh vào cuối năm 1894.

nâng lên thành Viện Pasteur Nha Trang ngày nay và được cử làm Giám đốc, đó là năm 1904.

Năm 1896 để phục vụ sản xuất huyết thanh ông cho thành lập trại chăn nuôi súc vật thí nghiệm tại Suối Dầu, thuộc xã Suối Cát, huyện Diên Khánh ngày nay.

Năm 1902 toàn quyền Pháp Paul Doumer yêu cầu ông ra Hà Nội thành lập Trường Đại học Y khoa và làm Hiệu trưởng.

Năm 1914 ông đã đẩy mạnh việc trồng thí nghiệm các loại cây công nghiệp ở Suối Dầu như cao su, cà phê, ca cao, dầu cọ, canh ki na, đưa ươm trồng cả trên đỉnh Hòn Bà, cao 1.500m.

Năm 1920 ông đề nghị thành lập Viện Pasteur Hà Nội. Năm 1936 thành lập Viện Pasteur Đà Lạt.

Từ năm 1920 trở đi, ông xin thôi chức Viện trưởng các viện Pasteur Đông Dương, chỉ làm nhiệm vụ tổng thanh tra các viện Pasteur. Từ đây ông dùng nhiều thời gian vào việc thích nghi trồng trọt các loại cây nhiệt đới vào vùng đất Suối Dầu, Hòn Bà, Đơn Dương, Di Linh, Lâm Viên ở Đà Lạt.

Năm 1940, lúc này ông 77 tuổi, ông quyết định về thăm lại nước Pháp, bạn bè và viện Pasteur Paris lần cuối cùng. Mấy ngày sau ông lại từ Mác Xây đáp máy bay về Sài Gòn vào ngày 5/6/1940. Tuy là một nhà khoa học lớn nhưng với đức tính khiêm nhường, gần gũi với mọi người xung quanh, sống rất giản dị, yêu quý trẻ em xóm Cồn nơi ông ở. Cả cuộc đời của ông là tấm gương sáng về những đức tính tốt đẹp, nhân đạo, yêu khoa học, đầy những say mê nghiên cứu để đạt được những thành công trong khoa học. Tuy sống độc thân nhưng ông vẫn nhận được tình cảm yêu quý đôn hậu, sâu sắc nghĩa tình của nhân dân xóm Cồn, Nha Trang và khu vực Suối Dầu. Cuộc đời của ông là cuộc đời cống hiến hết mình cho khoa học. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn ghi nhận tình cảm cao đẹp của ông cùng với những đóng góp giá trị cho khoa học, niềm say mê nghiên cứu khoa học ngay cả cho đến khi gần tiếp cận với cái chết. Đó là ngày 28/2/1943, ông đã trút hơi thở cuối cùng một cách thanh thản nhẹ nhàng, thọ 80 tuổi. Trước khi mất ông để lại di chúc yêu cầu được đặt ông yên nghỉ tại một ngọn đồi của khu vực Suối Dầu, nơi mà ông đã dành nhiều tâm trí, sức lực và thời gian để chăn nuôi gia súc thí nghiệm, ươm trồng các loại cây mà ở Việt Nam chưa có. Ông yêu cầu đám tang phải giản dị, không ồn ào, không phô trương. Những người cộng sự gần gũi ông đã chiều theo yêu cầu tổ chức đám tang trọng thể trang nghiêm, không ầm ĩ trong nỗi tiếc thương sâu sắc của bạn bè, bà con xóm Cồn Nha Trang. Họ đã khóc và có người đã để tang ông.

Sau 50 năm sống và làm việc, nghiên cứu khoa học ở Nha Trang, ông hoàn thành 50 công trình khoa học có giá trị to lớn được thưởng Bắc Đẩu bội tinh, từng giữ các chức vụ :

- Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang. - Viện trưởng Viện Pasteur Đông Dương - Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Hà Nội - Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.

- Chủ tịch danh dự Hội đồng khoa học Viện Pasteur Paris.

Di tích mộ Bác sỹ Yersin ở Suối Dầu thuộc loại di tích lưu niệm. Ngôi mộ nằm trọn vẹn trên đỉnh ngọn đồi nhỏ thuộc khu vực trại chăn nuôi thực nghiệm Suối Dầu của Viện Pasteur Nha Trang, trong khu vực xã Suối Cát huyện Diên Khánh. Mộ nằm trên độ cao 500m, khu vực này nằm ở trung tâm đồn điền Suối Dầu, xưa kia trên đồi và xung quanh đều trồng cây cao su và dầu cọ với diện tích 500 ha.

Từ ngoài đường quốc lộ 1A theo con đường nhỏ rải đá rộng 3m đến chân đồi có con đường lát đá chẻ đi lên là đến khu mộ. Xung quanh mộ hiện nay vẫn còn một số cây dầu cọ và cây cao su đã già mà Bác sĩ

Yersin đã trồng vào những năm 1916 - 1918. Phía trước mặt là một dãy núi rất xa ta có thể nhìn thấy ngọn núi Hòn Bà, một nơi mà Bác sỹ đã trồng thí nghiệm cây Canh ki na, đặt trạm vô tuyến thu tin tức, một nơi như ông đã từng bỏ tiền ra để làm đường đi lên và có khí hậu gần như Đà Lạt - Lâm Đồng. Cách mộ ông 1km là khu chăn nuôi súc vật thí nghiệm như bò, ngựa, thỏ, cừu. Ngày nay khu chăn nuôi này vẫn còn.

Khu mộ Yersin rất giản dị như chính cuộc đời của ông. Quanh mộ được lát đá chẻ bằng phẳng trên một diện tích không lớn. Tổng diện tích 32m2, bao bên ngoài có 15 chậu cây cảnh, ở mặt các chậu cây cảnh này có khắc chìm dòng chữ " Mộ YERSIN" chậu này làm bằng xi măng.

Mộ của Yersin được đặt nằm chính giữa, đầu quay về hướng Đông, chân quay về hướng Tây. Mộ có hình chữ nhật, chiều cao phía đầu 0,35m, phía chân 0,20m, chiều dài 2,40 m chiều rộng 1,30m, trên mộ có dòng chữ nổi "ALEXANDRE YERSIN (1863-1943)".

Ngoài nền đá chẻ phía đông có cây đại già trồng từ khi ông mất. Bên trái mộ xây một thủ kỳ (còn gọi là am thờ) được cấu trúc theo kiểu chùa một cột. Phía trái thủ kỳ có mái uốn cong, trên nóc đắp nổi hình 2 con rồng. Bên trong thủ kỳ đặt một lư hương nhỏ để cắm hương, dưới chân thủ kỳ có xây hai bậc để đứng cắm hương.

Trước kia mộ được xây theo hình áo quan có chữ thập đặt trên bia. Sau này do thời gian và chiến tranh nên bị hư hỏng. Sau năm 1975 đồn điền cao su Suối Dầu và Viện Pasteur đã cho xây lại như ngày nay chúng ta đã thấy.

Trước đây khu mộ này có một người trông coi để tránh bò và để chăm sóc cây hoa trên mộ. Sau năm 1975 đến nay giao cho trại chăn nuôi Suối Dầu.

Di tích lưu niệm khu mộ Yersin có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lịch sử và văn hóa. Bởi vì đây là nơi yên nghỉ của một nhà bác học, một danh nhân lớn của thế giới mà tên tuổi, sự nghiệp của ông được cả thế giới biết đến và kính trọng.

Yersin đã coi Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung là quê hương thứ hai của mình. Ơở Nha Trang bước đường nghiên cứu khoa học của ông đã mở rộng trải dài suốt cả cuộc đời ông. Chính nơi đây ông đã gặt hái được những thành công mỹ mãn trong khoa học. Chính vì vậy, ý nguyện cuối cùng của ông được ở lại mãi mãi với nhân dân Việt Nam, những con người mà ông đã thương yêu, đồng cảm và ông cũng nhận được tình cảm tốt đẹp của họ đối với ông. Tình cảm đó, họ coi ông như những người bạn thân thiết hoặc người thân trong gia đình, họ không gọi tên ông mà chỉ gọi theo một bằng những tên mới "Ông Tư", "Ông Nam" xiết bao gần gũi, giản dị thân ái.

Cùng với sự nhìn nhận đánh giá đúng đắn và luôn biết trân trọng với những đóng góp quý báu của Yersin với nền khoa học và công lao của ông trong việc thành lập và phát triển các viện Pasteur ở Việt Nam, nhiều thành phố đã lấy tên ông để đặt cho những đường phố chính: Hà Nội, Nha Trang, Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Tài liệu Di tích lịch sử văn hóa ppt (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w