Bia Thoại Sơn
Bia Thoại Sơn thuộc thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, nằm dưới chân núi Sập, trong đình Thoại Sơn, cách Long Xuyên 28km.
3 năm. Hiện nay Bia vẫn còn nguyên vẹn, nét chữ còn rõ và được bảo quản tốt.
Nội dung Bia Thoại Sơn là mô tả công trình đào kênh Thoại Hà và nói lên tình cảm của Thoại Ngọc Hầu với triều đình, với nhân dân.
Vào đầu thế kỷ XIX, vùng Thoại Sơn rất hoang vu, mịt mù cây rừng cỏ dại. Lạch nước tuy có sẵn tự bao giờ nhưng nhỏ hẹp, bùn đọng, cỏ lấp, thuyền qua lại không nổi. Trước đây, con sông Đông Xuyên (nay là Long Xuyên) chỉ kéo dài đến Ba Bần, mọi sự giao thông của tàu thuyền từ Long Xuyên và đồng bằng sông Cửu Long muốn sang Rạch Giá, Hà Tiên hay ngược lại đều phải đi đường biển vòng xuống Cà Mau. Năm 1817 khi Thoại Ngọc Hầu về trấn thủ Vĩnh Thanh, sau khi khảo sát thực tế, nghiên cứu địa hình vùng tứ giác Long Xuyên, ông chủ trương đào kênh Đông Rạch Giá, đầu kênh tại Ba Bần (Ba Dầu hiện nay). Chủ trương đào kênh của ông được vua Gia Long chấp thuận. Thế là vào mùa xuân 1818, việc đào kênh được khởi công. Sưu dân lúc ấy chủ yếu là người Kinh và một bộ phận người Khơ Mer, tổng cộng 1500 người. Lương thực và thực phẩm của sưu dân trong thời gian đào kênh do Nhà nước đài thọ . Kênh đào theo lạch nước cũ nên sau một tháng đã hoàn thành. Bề ngang kênh 61m, bề dài tới Rạch Giá là 31.744m kênh Đông Xuyên - Rạch giá là con kênh dài, đào sớm nhất ở miền Nam, nó có vị trí quan trọng cho việc giao thông vận tải đường sông và phát triển nông nghiệp của huyện Thoại Sơn từ xưa đến nay. Khi công trình đào kênh hoàn tất, Thoại Ngọc Hầu cho vẽ bản đồ và báo cáo về triều đình Huế, vua Gia Long rất khen ngợi ra lệnh lấy tên Thoại Ngọc Hầu đặt tên cho sông: Thoại Hà (Sông Thoại), lại thấy trên bờ phía đông của thọai Hà có một trái núi, tục gọi là núi Sập, liền cho cải tên là Thoại Sơn (Núi Thoại) để tặng thưởng công lao khó nhọc của Thoại Ngọc Hầu.
Thoại Ngọc Hầu rất vinh dự khi được vua ban phần thưởng ấy, sau này ông tiếp tục đào kênh Vĩnh Tế (1819-1824).
Để ghi dấu một kỷ niệm trọng đại trong cuộc đời mình, ông soạn một bài văn khắc vào đá. năm Minh Mạng thứ ba (1822) Thoại Ngọc Hầu long trọng làm lễ dựng bia và khách thành chùa Thoại Sơn, thần miếu tại triền núi Sập. Đầu bia đá chạm hai chữ THOAạI SƠN, chiều cao 03m, ngang 1,2m, bề dầy 0,2m. Mặt bia chạm 629 chữ. Năm 1828, khi Thoại Ngọc Hầu mất, nhân dân vùng núi Sập lập một ngôi đình bao bọc bia Thoại Sơn để tưởng nhớ công lao của ông.
Bia Thoại Sơn là một trong hai công trình di tích lịch sử và bia ký nổi tiếng ở Việt Nam dưới chế độ phong kiến còn lưu lại đến ngày nay. Đó là bia Vĩnh Lăng ở Thanh Hóa do Lê Lợi dựng năm 1428 sau cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi.
Thoại Sơn từ sau ngày đào kênh đã trở thành một danh lam thắng cảnh ở An Giang, nhiều nhà yêu nước đã đến đây vịnh thơ, dịch văn bia... khách thập phương qua lại "Chuyện trò lý thú, bàn việc núi được ban tên".
Nếu có dịp đến Thoại Sơn, viếng chùa cổ trên non, xem bia trong đình Miếu, ngắm dòng sông chảy xiết, chắc không ai không xao xuyến nhớ lại người xưa và trân trọng những công trình kiến trúc nghệ thuật và lịch sử còn lại đến hôm nay.
Chùa Đèo
Chùa Đèo
Từ thị xã Bắc Giang xuôi theo đường quốc lộ 1A đến ngã ba Thị Cầu thị xã Bắc Ninh khoảng 18,5 km rồi rẽ trái theo đường phố Thị Đáp Cầu gần 500m là đến di tích chùa Điều Sơn hay còn gọi là chùa Đèo. Chùa Điều Sơn là nơi thờ Phật. Hàng năm cứ vào ngày 20 tháng giêng âm lịch là ngày hội chùa Đèo. Di tích này có nhiều hiện vật quý, nổi bật là những mảng chạm khắc trên bức cốn: Long, Ly, Quy,
Phượng, đặc biệt là những pho tượng Tam Thân - Tam Thế, Di Lặc, Nam Tào, Bắc Đẩu, hương án cổ, pho tượng đồng Thích Ca, minh chuông thời Nguyễn, cùng những bức hoành phi câu đối, lư hương sành sứ, bia đá v.v... được điêu khắc tinh tế với những đường nét uyển chuyển.
Hiện nay, vào ngày hội chùa, diễn ra nhiều hoạt động văn hoá, tín ngưỡng phong phú, ngoài lễ bái còn có hát quan họ, ca trù.