Chùa Tứ Giáp

Một phần của tài liệu Tài liệu Di tích lịch sử văn hóa ppt (Trang 57 - 58)

Chùa Tứ Giáp

Chùa nằm trên đất làng Nguộn của xã Nhã Nam, nhưng do dân 4 làng (Tứ Giáp) cùng hưng công xây dựng nên đã mang một cái tên đẹp: Chùa Tứ Giáp. Ngoài ra, chùa còn một tên nữa là chùa Gốc Gạo, vì ở đây còn sót lại một cây gạo cổ thụ rất lớn, vượt trội hẳn lên giữa bạt ngàn cây lá. Dù ở rất xa, vẫn nhận ra: Đó chính là chùa Tứ Giáp.

Chùa Tứ Giáp nằm ở phía tây làng Nguộn, trên một khu đất cao, quay mặt hướng Nam nhìn ra quốc lộ 17B, cạnh ngã tư phố Nhã Nam, cùng với quần thể di tích chùa Phố Nhã Nam, đền thờ Cả Trọng, Đồi Phủ (Nhã Nam) mỗi điểm cách nhau vài trăm mét, tạo thành cụm di tích lịch sử liên hoàn.

Chùa Nhã Nam nằm sau đình (tiền thần hậu phật) gồm 7 gian tiền đường, 5 gian trung đường, 3 gian hậu cung, 2 dãy hành lang, 1 nhà tổ, nhà khách, nhà sư ở. Tất cả kiến trúc theo kiểu nội công ngoại quốc, hoành tráng, hoàn chỉnh. Đặc biệt, ở đây còn một hệ thống tượng lớn bằng đất nung, đặt trước sân chùa, to như tượng Phật A-Di-Đà ở Phật Tích. Trong chùa, từ phật điện đến chùa trung, tiền đường và La Hán ở hành lang, sắp đều tăm tắp, không thiếu pho nào. Ơở đây, còn một quả chuông cao hơn một thước, nặng mấy trăm cân, tiếng ngân vang vọng. Hội chùa tháng Giêng nô nức khắp gần xa. Vì vậy chùa Nhã Nam được liệt vào hạng danh lam cổ tích nhất vùng Yên Thế. Vào tháng 10 năm 1885, thực dân Pháp nã đại bác, phá hủy hoàn toàn 2 công trình kiến trúc nổi tiếng này. Nhân dân Nhã Nam đã cùng hai xã là Dương Lâm và Lý Cốt cùng chung lưng, đấu cật vừa chiến đấu, vừa sản xuất, vừa xây dựng lại đình chùa. Ngay từ cuối năm 1886, cuộc hưng công xây dựng bắt đầu, lần này, địa điểm xây dựng là khu đất cao đầu làng Nguộn, cách phố Nhã Nam 900 mét (địa điểm hiện nay) cùng kiến trúc lớn, theo kiểu tiền thần, hậu phật, cách nhau vài trăm mét. Sau 4 năm (1890), công cuộc xây dựng đình, chùa Nhã Nam mới hoàn hảo: tòa đại đình bảy gian hai chái nối với hậu cung ba gian, mái đao cong vút, to gần bằng đình cũ ở đồi Phủ. Ngôi đình này mang tên là "Đình Ba xã" để ghi nhận tình đoàn kết gắn bó keo sơn của nhân dân Nhã Nam - Dương Lâm - Lý Cốt. Ngôi chùa cũng dựng xong, gồm bảy gian tiền đường, năm gian chùa trung, ba gian Phật điện, ba gian nhà tổ, nhà khách, nhà sư ở, cổng chùa tam quan có gác chuông lớn, xây tường bao quanh, sân chùa, vườn chùa rộng đẹp, thoáng đãng. Và chùa cũng mang tên đẹp: "Chùa Tứ Giáp" để ghi nhớ công quả của nhân dân bốn làng: Chuông, Nguộn, Thượng, Hạ cùng toàn tâm nhất ý xây dựng lên.

Tháng 9 năm 1947, giặc Pháp tấn công lên Yên Thế. Đình Ba Xã và chùa Tứ Giáp cơ bản bị tiêu hủy trong thời gian này. Chỉ còn lại duy nhất bảy gian tiền đường nham nhở vết đạn. Hiện nay chùa còn bảy gian tiền đường gỗ lim với ngũ hàng chân, kết cấu thượng con chồng đấu kê, hạ kẻ tràng

Chùa Vân

Chùa Vân

Chùa Vân (là tên nôm), Diên Phúc tự (là tên chữ) thuộc thôn Yên Viên (làng Vân) xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Hà Bắc.

Chùa Diên Phúc nằm ở trung tâm đim kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của làng, nơi đầu mối của các trục giao thông thủy, bộ quan trọng, sầm uất tự cổ chí kim.

Bia dựng chùa có ghi: Nguyên chùa Diên Phúc xưa là một danh lam do Trịnh tướng quân khởi tạo, có ruộng, đất, ao, vườn từ hai bên bờ sông bến đò lên ngã ba đường đê đến xứ đồng tròn (thuộc huyện An Phong). Trong tấm bia đá (không có niên đại) ghi "Trịnh tướng quân sự tích": Trịnh tướng quân là người Thanh Hóa, làm quan thời Lê, được mọi người mến mộ, sinh đồ ngưỡng vọng gọi là quan huấn học. Tháng 8 năm Canh Dần tới mùa đông thì xây dựng hoàn hảo 28 gian chùa và đặt tên là "Diên Phúc Tự". Sau khi mất, mộ chôn tại bản xã, gần chùa Quảng Lâm.

Sau khi Trịnh tướng quân mất, nhà vua ban sắc phong thần hiệu, nhân dân đây lập đền thờ ngay cạnh tam quan chùa gọi là đền trung.

Từ năm Vĩnh Tộ thứ 8 (1626) đến năm Vĩnh Thịnh thứ 3 (1707), trải qua 81 năm liên tục xây dựng, ngôi chùa mới hoàn hảo.

Tới năm 1949 thì đại trùng tu, bỏ hết đao tàu kẻ góc, cắt nối chân cột, nâng phật điện lên. Năm Âất Sửu (1985) đúc lại chuông lớn. Tới năm Kỷ T (1989) xây lại tam quan có gác chuông bề thế. �

Từ bờ Nam sông Cầu đã trông thấy mái tam quan chùa nguy nga tráng lệ ẩn hiện dưới bóng cây xanh. Vào chùa ngắm tam quan có gác chuông cao hơn 7 mét rộng 11 mét có 3 cửa cuốn vòm. Cửa Phật chính làm bằng lim bóng loáng, trên chạy tiện chữ thọ, dưới ngũ phúc bong kênh, tả, hữu hai bên là cửa pháp, cửa tăng rộng mở đón khách hành hương lễ Phật.

Qua cửa Tam Quan là một sân rộng trước cửa tiền đường, tam bảo rợp mát bóng cây, lát toàn gạch chỉ sạch sẽ phong quang, có 4 dãy bia chùa sắp đều tăm tắp chạy tít đến cửa tiền đường.

Tiếp đó là tiền đường 7 gian dài 20 mét, rộng gần 10 mét có mái chống điện lung linh cao rộng, nối liền thượng điện với cả thế giới chú phật sơn son thếp vàng. Kiểu kiến trúc con chông, đầu kê, nối đầu cột cái, giúp cho tiền đường vừa nâng được chiều cao vừa vẫn vững chắc, khác hẳn những ngôi chùa cùng thế hệ. Đề tài thể hiện vẫn là: Cửu long tranh châu, "tiên múa", "rồng mẹ vờn rồng con", "rồng ổ" trong đó hình rồng còn giữ nhiều yếu tố của nghệ thuật thời Mạc, đồng thời dè dặt báo hiệu một số yếu tố thời Lê Mạc. Đặc biệt là hình mây

mũi mác (hay mây ngọn lửa) xuất hiện khá sớm ở đây.

Theo quy lệ nhà Phật, nhà tiền đường đặt hai pho tượng hộ pháp khá lớn tượng trưng cho đạo lý của Phật, khuyến thiện trừ ác.

Tại thượng điện, cả thế giới đông đảo chú Phật ta thấy trung tâm là ba thế hệ Phật: Adiđà chủ trì quá khứ, Thích ca mâu ni chủ trì hiện tại, và Di Lặc chủ trì tương lai

Một phần của tài liệu Tài liệu Di tích lịch sử văn hóa ppt (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w