Mộ Thủ Khoa Huân

Một phần của tài liệu Tài liệu Di tích lịch sử văn hóa ppt (Trang 98 - 99)

Mộ Thủ Khoa Huân

Thủ khoa Huân tên thật là Nguyễn Hữu Huân, sinh năm Canh Dần 1830 tại làng Tịnh Hà, tổng Thạch Quơn, huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường cũ, nay là xã Mỹ Tịnh Am, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, con ông Nguyễn Hữu Cẩm tục gọi là Cả Cẩm, một nông dân khá giả trong vùng.

Thuở bé, Nguyễn Hữu Huân nổi tiếng thông minh, khí khái. Ông học rất giỏi và rất chăm chỉ học tập, dự thi hương tại Gia Định, ông đậu thủ khoa năm Giáp Tý 1852 (đứng đầu cử nhân) dưới triều Tự Đức, sau đó được cử làm giáo thọ (tức là đốc học) huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường.

Khi thực dân Pháp lộ rõ âm mưu xâm lược nước ta, Nguyễn Hữu Huân bỏ chức giáo thọ, liên kết các sĩ phu yêu nước, chiêu mộ nghĩa binh đứng lên chống giặc. Trái ngược hẳn chiến lược "Hòa" thực chất là đầu hàng nhục nhã của triều đình Nhà Nguyễn, suốt 15 năm hoạt động, 3 lần bị giặc bắt, trên chiến trường cũng như trong tù ngục của kẻ thù, cho đến lúc bị giặc xử trảm, Thủ khoa Huân không bao giờ ngừng chiến đấu và không bao giờ quên nêu tấm gương "Tận Trung Báo Quốc" và "Đạo Cương Thường" vì nước vì dân.

Mộ ông nằm tại làng Tịnh Hà, tổng Thạch Quơn, huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường, nay là ấp Hóa Quới, xã Hào Tịnh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Mộ cách ủy ban xã Hoà Tịnh 600m về phía Đông Bắc, cách hương lộ 300m về phía Bắc, nằm ở đồng, cách nhà dân 100m. Mộ Thủ khoa Huân có ý nghĩa lịch sử lớn lao, đây là nơi an nghỉ cuối cùng của Phó đề đốc, nhà thơ nhà trí thức yêu nước Thủ khoa Huân.

Tuy đơn giản nhưng nói lên sự tôn kính của nhân dân địa phương đối với vị anh hùng tiền bối của dân tộc.

Mộ thủ khoa Huân lúc đầu chỉ đắp bằng đất, về sau (vào đầu thế kỷ XX) cháu ngoại của ông là Trần Văn Thông xây lại bằng đá xanh, nền mộ không cao, trên bia chia làm 3 phần, phần giữa khắc bài Hãn mã và hai bên hai câu đối. Bài Hãn mã có nội dung như sau (theo bản dịch của Trần Huy Liệu):

Rủi dung xe ngựa báo thù chung Binh bãi cho nên mạng mới cùng Tiết nghĩa lân lưu trong vũ trụ Hơn thua đâu luận với anh hùng Nổi lung mất vía quân Hồ Lổ Thà thác không hàng rạng núi sông Thu thủy ngày nay pha máu đỏ Cồn Rồng hiu hắt ngọn thu phong. Và hai câu đối hai bên có nghĩa là:

Có chí cũng khó thâu uổng trăm năm vật đổi dời Công không thành thì lấy cái chết đền ơn vua.

Mộ của ông gồm nhiều phiến đá xanh ghép lại, xây bằng xi măng, núm mộ nhô cao như mai rùa, trên trạm hoa văn xoáy trôn ốc. Toàn bộ ngôi mộ được xây trên gò đất cao hơn mặt ruộng 1 mét, cách làng 100 mét về phía Đông. Toàn bộ ngôi mộ chỉ còn 50m2, riêng phần đá chiến 4,20m2.

Bia của mộ gồm 3 phiến đá xanh ghép với nhau thành chân bia, thân bia và mái bia. Chân bia là một khối đá hình chữ nhật có chạm hoa văn hoa lá, thân bia để viết chữ dày 40cm, cao 72cm, ngang 100cm, mái che bằng đá xanh cao 32cm, ngang 38cm. Mái che giá ngói chia làm 8 rãnh cuối, đầu mỗi rãnh có chạm hoa sen, hai đầu chạm 2 con chim phượng quay đầu vào chầu hoa sen, hai đầu song cửa nóc chạm 2 con dơi quay mặt ra ngoài tư thế đang bay trông rất sống động. Hiện nay Tỉnh ủy và ủy ban đã quy hoạch khu đài kỷ niệm ở nơi ông bị chém và đền thờ ở xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo.

Một phần của tài liệu Tài liệu Di tích lịch sử văn hóa ppt (Trang 98 - 99)