Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích lịch sử - văn hóa đặc biệt quan trọng của Hà Nội và cả nước bao gồm có Văn Miếu được lập năm 1070 thờ các bậc Tiên thánh Tiên hiền của Nho học và Hoàng Thái tử đến học, năm 1076 lập Quốc Tử Giám là Trường đại học đầu tiên của nước ta, đã hoạt động hơn 700 năm đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước.
Trải qua hơn 900 năm với nhiều biến động của lịch sử và tự nhiên, đến nay Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn giữa được dáng vẻ cổ kính với nhiều công trình kiến trúc có giá trị cao như: Khuê văn các, điện Đại Thành và các hiện vật làm chứng tích của nghìn năm văn hiến như: tượng thờ, rồng đá, nghiên đá, bia tiến sĩ và những cây đa, cây đại cổ thụ đã chứng kiến việc học hành, thi cử qua các triều đại lý, Trần, Lê...
Các giá trị văn hóa tinh thần (phi vật thể) ẩn chứa trong văn hóa vật thể ở mảnh đất địa linh nhân kiệt làm nên truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn trọng nhân tài, hiếu học và học giỏi của dân tộc ta.
UBND thành phố Hà Nội quyết định thành lập Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngày 9-5-1988, trong đó có chức năng nhiệm vụ: Quản lý, bảo vệ và tôn tạo di tích, Tổ chức hướng dẫn khách tham quan du lịch; Tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển Hà Nội. Văn Miếu - Quốc Tử Giám có diện tích 54.332 m2, ở trung tâm thủ đô có mật độ dân số đông, trình độ văn hóa cao, đời sống kinh tế phát triển, hoạt động tham quan du lịch sôi động. Đó là những thuận lợi của trung tâm trong việc tổ chức phục vụ tham quan du lịch văn hóa và phát huy giá trị của di tích.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những biểu tượng của nền văn hiến Việt Nam, tinh hoa của văn hóa dân tộc, niềm tự hào của chúng ta hôm nay và mai sau, là tài sản quý giá của quốc gia, được Nhà nước công nhận để lưu giữ, tu bổ, tôn tạo và phát huy tác dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tiến hành cắm mốc để ngăn chặn việc lấn chiếm, phối hợp chính quyền và công an phường Quốc Tử Giám để bảo vệ an toàn tuyệt đối khu di tích và khách tham quan du lịch, thường xuyên giữa gìn cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Đã ngăn chặn hoàn toàn những hành động trèo cây, câu cá, bắn chim. Việc bán hàng lưu niệm cho khách ở bãi đổ xe phố Văn Miếu và vỉa hè phố Quốc Tử Giám đã sắp xếp, lập lại trật tự, khách tham quan được bảo vệ an toàn. Các công trình kiến trúc như điện Đại thành, Bái Đường, Khuê Văn các, Đại Trung môn, Văn Miếu môn... được tôn tạo. Nhà che bia được xây dựng, thảm cỏ, cây xanh và đường đi trong di tích được cải tạo.
Với mục đích nghiên cứu để kế thừa truyền thống văn hóa dân tộc, được sự cộng tác của nhiều nhà khoa học, trung tâm đã thực hiện ba đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố:
1. Luật chứng khoa học về phương hướng lưu danh danh nhân văn hóa cận hiện đại Việt Nam tại Văn Miếu.
2. Văn Miếu và chế độ học hành thi cử theo Nho học.
3. Văn Miếu - Quốc Tử Giám trung tâm văn hóa - giáo dục Nho học của Việt Nam.
Việc thực hiện các đề tài nghiên cứu cùng với những cuộc hội thảo khoa học về giá trị của khu di tích và các danh nhân văn hóa đã góp phần nâng cao trình độ cho cán bộ của trung tâm, bổ sung kho tư liệu, tổ chức phòng trưng bày và xuất bản ba cuốn sách: Văn Miếu - Quốc Tử Giám một biểu tượng văn hóa giáo dục Việt Nam; Những gương mặt văn học Thăng Long và Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Thăng Long - Hà Nội.
Để phục vụ và hướng dẫn khách tham quan, trung tâm có đội ngũ hướng dẫn viên thông thạo ngoại ngữ (Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc), có kiến thức sâu về di tích và khả năng giao tiếp tốt. Các hoạt động biểu diễn ca nhạc dân tộc, bán hàng lưu niệm góp phần tạo nên sự hấp dẫn cho khách.
Yêu cầu của khách du lịch khi tới thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám là tìm hiểu về lịch sử nền văn hóa giáo dục Việt Nam. Hướng dẫn viên không chỉ giới thiệu lịch sử hình thành, phát triển của di tích mà phải nhấn mạnh vào ý nghĩa, công dụng của từng công trình kiến trúc, hiện vật của di tích, không phải chỉ ở cái vỏ văn hóa vật thể, ý thức tâm linh ẩn chứa trong đó.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám gồm có Văn Miếu thờ các bậc Tiên Thánh Tiên hiền của Nho học và Quốc Tử Giám, Trường đại học đầu tiên của nước ta. Khi giới thiệu với khách tham quan phải coi trọng chủ yếu Quốc Tử Giám thông qua các hiện vật trong phòng trưng bày về di tích và 82 bia tiến sĩ để khách quốc tế cũng như trong nước thấy được truyền thống tôn sư trọng đạo, đề
cao hiền tài, hiếu học và học giỏi của dân tộc ta.
Hiện nay, khu di tích đã được lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng sân vườn và các công trình kiến trúc có khả năng phục vụ khách tham quan vào buổi tối, xem ca nhạc văn hóa dân tộc và tiệc nhẹ. Mặc dù nhiều cơ quan trung ương, nhiều công ty du lịch theo yêu cầu của khách muốn tổ chức hoạt động ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nhưng đang ở bước thể nghiệm nên trung tâm chỉ nhận những hội nghị lớn của ý nghĩa văn hóa. Sau khi khu Thái Học, vườn Giám và Hồ Văn được xây dựng sẽ có điều kiện tổ chức tốt hơn.
Tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật phục vụ sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nhiệm vụ có tính chất đặc thù của trung tâm và cũng là thểnghiệm của ngành văn hóa Thông tin Hà Nội đối với các di tích lịch sử - văn hóa của thủ đô. Xưa, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là thánh đường của Nho giáo, là "Cửa Khổng, sân Trình" đào tạo nhân tài cho đất nước. Nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích lịch sử - văn hóa của quốc gia, một địa chỉ hoạt động văn hóa của thủ đô. Việc lập lại tượng thờ và bài vị của các bậc Tiên Thánh, Tiên hiền Nho học các danh nhân văn hóa Việt Nam và tổ chức lễ kỷ niệm sinh hoạt văn hóa thường xuyên là thể hiện sự tôn trọng của chúng ta đối với các bậc danh nhân và di sản văn hóa dân tộc.
Hướng tới kỷ niệm Một nghìn năm Thăng Long - Hà Nội. Dự án tu bổ, tôn tạo văn Miếu - Quốc Tử Giám giai đoạn hai (1998 - 2002) đã được phê duyệt, đang tiến hành cải tạo Hồ Văn, chuẩn bị khởi công xây dựng khu Thái Học. Đồng chí Nguyễn Quang Lộc, giám đốc trung tâm cho biết: "Khu Thái Học là tên Quốc Tử Giám dưới thời Lê, nơi sôi kinh nấu sử của các bậc hiền tài, những ngôi nhà đó nay không còn nữa mà chúng ta xây dựng công trình mới với yêu cầu hài hòa với các công trình kiến trúc, cảnh quan di tích và đáp ứng các sinh hoạt văn hóa mang truyền thống dân tộc của thủ
Đỗ Hoài
Mỹ Sơn - Hành trình đến di sản
Sau thế kỷ thứ 2, khi người dân huyện Tượng Lâm nổi lên giành được độc lập, dựng nên tiểu vương quốc đầu tiên của Chămpa, thì đất quảng xưa nằm trong vùng Amaravati - Trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng nhất của Vương quốc, nơi đây còn lưu lại những di tích như Trà Kiệu - Thành Sư Tử (Simhapura) - Kinh đô đầu tiên của Vương quốc được xây dựng vào thế kỷ thứ IV... Và ngoài việc xây dựng kinh tố, luôn luôn có một vùng đất gần kinh đô để làm thánh địa - Vùng đất thiêng - Nơi thờ tự, dâng cúng các vị thần. Vua Bhadravarman I là người đầu tiên xây dựng đền tháp ở Mỹ Sơn - một văn bia ký dựng ở Mỹ Sơn cuối thế kỷ thứ IV ghi rõ: "...Ngài (vua Bhadravarman) đã cúng dâng cho thần Bhadresvara (tức thờ vua Bhadr và thần Suhala - Thượng đế - Đấng toàn năng) một khu vực vĩnh viễn, phía Đông là núi Sahala, phía Nam là núi Mahapravata (Đại Sơn), phía Tây là núi Kusala... làm ranh giới. Ngài cũng cúng dâng cho Thần tất cả ruộng đất và cư dân trong phạm vi đó, hoa lợi phải được cúng dâng cho Thần...". Đây chính là khu vực Mỹ Sơn dưới chân núi Chúa. Đấy chính là thánh địa.
Quảng Nam. Thánh địa Mỹ Sơn hàm chứa một tổng thể hơn 70 đền - tháp và nhiều bi ký có niên đại liên tục từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIII - Mỹ Sơn trở thành thánh địa Âấn Độ giáo lớn nhất và quan trọng nhất của Vương quốc Chămpa mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Mỹ Sơn là một trong những di tích có giá trị bậc nhất ở vùng Đông Nam Aá, có thể sánh với di tích Pangan (Myanmar), Bôrôbudua (Indonesia), Angkor (Campuchia)...
Trải qua những thăng trầm của lịch sử các triều đại Vương quốc Chămpa và trải qua 5 thế kỷ chìm trong quên lãnh cho đến những năm cuối thế kỷ 19, một toán lính Pháp đã phát hiện ra khu tháp này (1885) và cho đến khi các học giả thuộc Pháp quốc Viễn đông Bác Cổ học viện đã dụng công nghiên cứu các di sản văn hóa Chămpa. Năm 1898, M,C. Paris khi nghiên cứu kinh đô Trà Kiệu (Shimhapura) đã theo chận những cư dân địa phương đến một thung lũng nằm trong địa bàn làng Mỹ Sơn để tìm hiểu một quần thể di tích kiến trúc Chămpa bị che phủ bởi cây cối, rừng rậm, ven bờ một con suối chảy ngang thung lũng, dân gian gọi là Khe Thẻ, thì công cuộc phát hiện, nghiên cứu thánh địa Mỹ Sơn với tư cách là một quần thể di tích đến nay vừa tròn 10 thập niên.
Năm 1899, hai học giả người Pháp là Louis Finot và Luner De Lajonquière đã đến Mỹ Sơn xúc tiến nghiên cứu các bia ký tại khi di tích và họ đã công bố các bản dịch văn bia bằng tiếng Pháp trong tác phẩm "Notes d'épìgraphie Indochinoise" (ghi chú về các văn bia ở Đông Dương). Họ đã dụng công tìm kiến và tập hợp 31 phiên bản bia ký Chàm Cổ, trong đó có 16 bia cung cấp chính xác niên đại cụ thể của các di tích này.
Theo thống kê của người Pháp, trước năm 1946, trong số 70 công trình kiến trúc ở Mỹ Sơn có 50 đền tháp còn khá nguyên vẹn. Công việc nghiên cứu và bảo tồn di tích đã được người Pháp tiến hành rất nghiêm túc và hiệu quả. Các nhà khoa học Ph.Stern, J.Boisselier cũng đã có những công trình nghiên cứu về nghệ thuật Chămpa nói chung và Mỹ Sơn nói riêng, chính những công trình đó đã đặt nền móng khá vững chắc cho việc nghiên cứu nghệ thuật Chămpa sau này.
Từ giữa những năm 1960 đến giữa những năm 1970, Mỹ Sơn nằm trong vùng chiến sự thường xuyên ác liệt đặc biệt là vào thàng 8-1969, trong trận ném bom ồ ạt vào thung lũng Mỹ Sơn của không quân Mỹ đã san bằng nhiều đền tháp, trong đó có ngôi đền Mỹ Sơn A1 là một công trình kiệt tác của nghệ thuật Chămpa có chiều cao đến 24m. Các di tích kiến trúc tại đây hoàn toàn bị biến dạng và lại rơi vào hoang phế.
Từ những năm cuối thập kỷ 70 đến nay, cùng với các cấp, các ngành của Trung ương, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ và nay là tỉnh Quảng Nam đã đầu tư khá nhiều công sức và kinh phí vào việc quản lý trùng tu, tôn tạo cộng với những nỗ lực to lớn của những người làm công tác phục hồi di tích, khu phế tích Mỹ Sơn đã từng bước hồi sinh. Nhưng hiện trạng kỹ thuật của khu di tích vẫn đang còn là vấn đề đáng quan tâm và khiến cho nhiều người băn khoăn, day dứt bởi trong hơn 70 đền tháp ở khu vực này còn khá
nguyên vẹn hơn 50 ngôi đền tháp trước 1946, nay chỉ còn dấu vết 20 công trình kiến trúc mà ngôi nào cũng mang đầy thương tích. Về mặt loại hình, theo PTS Đặng Văn Bài, Cục trưởng Cục Bảo tồn Bảo tàng (Bộ VH-TT) thì có thể xác định đây là dạng phế tích kiến trúc mang tính chất khảo cổ.
Nhìn nhận đúng đắn và đầy đủ giá trị của khu thánh địa Mỹ Sơn, ngày 29-4-1979, Bộ VHTT đã ra quyết định số 54/VH-QĐ, công nhận Mỹ Sơn là "Di tích kiến trúc nghệ thuật". Năm 1980, thực hiện chương trình Hợp tác văn hóa Việt Nam - Ba Lan - Tiểu ban Phục hồi di tích Chămpa do cố kiến trúc sư Ba Lan Kazimierz Kwiatkowski (Kazik) phụ trách đã đến Mỹ Sơn xúc tiến công việc phát quang, dọn dẹp toàn bộ khu di tích, gia cố, phục hồi từng phần các tháp thuộc nhóm B,C,D: khai quật tháp A1, gia cố các phần còn lại của nhóm A, tiếp tục phát hiện được nhiều tác phẩm điêu khắc có giá trị và tổ chức trưng bày ngay tại Mỹ Sơn...
Sau 10 năm được gia cố, tu sửa, dáng vẻ ban đầu của Mỹ Sơn đã phần nào được khôi phục - Trung tâm Kiến trúc bậc nhất của Vương quốc Chămpa đã được hồi sinh, những người làm công tác trùng tu di tích đã dần phục hồi lại diện mạo của thánh địa Mỹ Sơn - một thánh địa vừa uy nghi, kỳ vĩ, huyền bí ở nơi "thâm sơn cùng cốc" dường như vẫn ẩn chứa đầy "ma lực" bởi quy mô đồ sộ, kiến trúc hoành tráng, vẻ đẹp mỹ lệ đầy sức sống của các tác phẩm điêu khắc, tính huyền học của tâm linh tôn giáo, nơi tập trung quyền uy tối thượng của người Chăm trong một thời gian lâu dài của lịch sử Vương quốc.
Từ nhiều năm nay, với tư cách là nguồn tài nguyên du lịch văn hóa, đặc biệt Mỹ Sơn đã được coi là một trong những trọng điểm du lịch không chỉ của Quảng Nam - Đà Nẵng, của vùng du lịch Bắc Trung bộ mà còn là một trong những địa chỉ hấp dẫn của du khách Việt Nam. Số lượng du khách đến Mỹ Sơn tăng bình quân hằng năm trên 20%. Theo báo cáo của BQL khu di tích, nếu năm 1990 mới có 3.570 lượt khách, đến năm 1997 đã có hơn 22.000 du khách trong đó có đến gần 18.000 khách quốc tế. Năm 1998 có 24.500 du khách đến Mỹ Sơn trong đó du khách quốc tế là 19.343 người và chỉ trong 2 tháng đầu năm 1999 đã có 8.000 du khách trong đó có 4.200 khách quốc tế.
Chính vì vậy, đồng thời với tăng cường đầu tư, tôn tạo các di tích, việc mở rộng, nâng cấp hệ thống giao thông vào Khu di tích và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu nghiên cứu, tham quan du lịch cũng đã và đang được tiếp tục triển khai. Trung tâm thiết kế và tu bổ di tích thuộc Bộ VHTT đã giúp Quảng Nam soạn thảo dự án "quy hoạch tổng thể, gia cố, bảo tồn và phát hyy tác dụng khu di tích Mỹ Sơn". Năm 1997, Mỹ Sơn là một trong 6 di sản văn hóa thiên nhiên tiêu biểu được Thủ tướng Chính phủ cho phép lập hồ sơ để đăng ký với Hội đồng Di sản Văn hóa Thế giới đưa vào danh sách di sản thế giới và cho đến nay hồ sơ đã hoàn tất và đã được gửi tới Trung tâm Di sản Thế giới tại Paris.
10 thập kỷ đã trôi qua kể từ khi những học giả đầu tiên đặt chân đến Mỹ Sơn và một cuộc Hội thảo Khoa học kỷ niệm 100 năm phát hiện, nghiên cứu, bảo tồn Mỹ Sơn được tổ chức trọng thể tại đô thị cổ Hội An gần cuối năm vừa qua, hàng chục các nhà khoa học, nhà