Chùa Kiến An Cung

Một phần của tài liệu Tài liệu Di tích lịch sử văn hóa ppt (Trang 46 - 49)

Chùa Kiến An Cung

Chùa Kiến An Cung hay còn gọi là chùa Ông Quách nằm ngay tại trung tâm thị xã Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp. Chùa được xây dựng do Hoa kiều ở tỉnh Phúc Kiến - Trung Quốc di cư sống tại Sa Đéc để thờ cúng

tổ tiên và dạy dỗ con cháu.

Chùa Kiến An Cung được bắt đầu khởi công xây dựng từ năm Giáp Tý (1924) đến mùa thu Đinh Mậu (1927) thì làm lễ khánh thành. Chùa gồm 3 gian, gian giữa là điện thờ (Kiến An Cung) gian bên tả là trụ sở tập hiền, gian bên hữu là trường.

Chùa đã được sửa chữa 3 lần nhưng vẫn ở vị trí cũ.

Chùa Kiến An Cung xây dựng theo kiểu chữ "Công" gồm có 3 gian. Bên tả và bên hữu bằng nhau. Gian giữa (điện thờ) rộng hơn. Mái ngói gồm 3 lớp, mặt trên ngói, giữa gạch, dưới là ngói. Ngói được lợp theo gợn sóng rồng, trải nền cho những ngọn sóng cong vút lên cao, tạo mái ngói theo kiểu "Ngũ hành". Mỗi đầu ngọn sóng là một cung điện thu nhỏ laiồ, bao gồm có 6 cung điện toàn bộ chùa không có kèo, chỉ có đòn tay ráp mộng lại chịu lực trên những cột gỗ tròn. Ơở mặt chính trên vách chùa có trang trí những cây cối, chim thú, tượng người ghép bằng mảng gốm màu thu nhỏ tạo thành những bức tranh nằm theo các đường gờ lắp kính 5mm. Mái trước cửa ra vào có 4 chậu hoa bằng gỗ sơn son thếp vàng đỡ 6 con sơn chạm trổ hoa lá, ở giữa có tấm hoành phi "Kiến An Cung", trang trí rồng, mây, nai, hạc. Trên cửa ra vào có 6 con lân gỗ thếp vàng đội 6 con sơn. Trên mặt của mỗi cánh cửa có vẽ cảnh sinh hoạt của vua quan. Hai bên cửa chính có hai câu đối trang trí hoa văn chạy xung quanh và nền chạm hóa mai và hạc thếp vàng. Trên cửa chính có tranh vẽ màu và trên cửa hai bên có chạm khắc bông sen, chim thú.

Vào cửa là phần chính điện, trên mái ở gian giữa có treo một tấm hoành phi chạm trổ hoa lá sơn son thếp vàng. Dưới là một bức tranh vẽ màu hai mặt chạy dài suốt 3 gian. Phía dưới có một bao lam trang trí chim trĩ, công, bông sen, nho, sóc hai mặt giống nhau và thếp vàng. Hai câu đối cặp theo cột gắn với bao lam. Phần trên của mỗi câu đối có khắc đầu rồng, cành mai, phần dưới có khắc bát tiên.

Đối diện với chính điện, trên các cột có gắn 2 câu đối thếp vàng, nền chạm trổ mai hạc, ở hai bên có hai câu đối nền sơn vàng và viền khung, bên cạnh có 2 bức tranh vẽ màu. Giữa các cột có gắn các đầu hình rồng đỡ những cây xà ngang có tranh vẽ màu. Trên xà ngang lại có 6 con sơn có tranh vẽ màu đội các cây xà dọc của mái.

Gian bên phải có khắc đôi cá hóa long hai mặt giống nhau thếp vàng cặp sát theo góc cột thay thế con sơn. Ơở vách phải có 40 bích họa màu và ở vách đối diện có 30 bích họa màu. Phần vách ở dưới đều trang trí hoa văn màu xanh. Mặt sau của gian chính điện cũng trang trí giống như mặt trước của chính điện. Ơở 4 cột có gắn 4 câu đối. Phần trên của 2 câu đối có chạm hình con dơi, phần dưới chạm chậu hoa, hai câu đối chạm hoa lá bướm, chim thú.

Phần mái hai bên có hai con lân đội hai con sơn. hai con sơn này lại đội xà ngang. Hai cột sát vách có gắn 2 câu đối bằng xi măng. Ơở 2 cột giữa có gắn hai câu đối của chính điện đối diện với hai câu đối của điện thờ.

Phần giữa của chính điện và điện thờ có một khoảng để trống lấy ánh sáng, hai bên của phần này nối chính điện và điện thờ thành hai gian đối xứng nhau. Mỗi bên đều có 8 cánh cửa chạm trổ hoa lá, ong bướm, chim muông qua bên trái là trụ sở và bên hữu là trường học. 4 câu đối nền vàng viền đỏ gắn ở 4 cột đối diện với 2 gian nối.

Phần điện thờ, mặt ngoài ở gian giữa có hai câu đối trang trí hoa sen, cành đào gắn ở cột, phía trên có một bức hoành phi "Bảo quốc an dân" trang trí hoa lá, chùm nho sơn son thếp vàng, dưới có một bao lam khắc khỉ, nai, chim phượng hai bên có hai câu đối chạm trổ rồng phượng gắn vào cột.

Gian trái có bức hoành phi "Thanh thủy tể sư", gian phải có bức hoành phi "Bảo sanh đại đế". Trên các xà ngang có 4 con lân đỡ 4 con sơn. Ơở dưới xà ngang có 6 đầu rồng đỡ xà ngang gắn với cột.

Phần dưới điện thờ có bao lam chạm nổi cuốn thư, hoa cúc, hoa sen, chim trĩ, chim sâu sơn son thếp vàng. Hai bên của mỗi bao lam đều có 2 bức họa chạm trổ gắn chặt bao lam với cột gỗ, đứng trên bệ đá. Trên hai cột đều treo hai câu đối trang trí hoa văn chữ "Vạn" và có điểm thêm hoa cúc. Hai đầu của các câu đối có trang trí cây cỏ, chim muông, thú vật. Đặc biệt chữ viết trên hai câu đối theo kiểu chữ "Hình lư

hương".

Phía ngoài, ở giữa có một bàn thờ hình chữ nhật. Hai bên có hai bàn thờ nhỏ. Trên các bàn thờ đều có lư hương bằng đồng, hai con hạc đồng, hai chân đèn bằng đồng, một bát hương bằng gốm.

Bên ngoài có 3 bàn thờ hình chữ nhật bằng gỗ đặt ngang trên các bàn thờ đều có lư hương, 2 chân đèn đồng, 3 cây hương trượng, giữa các bàn thờ có 4 bộ bát bửu đặt xuôi theo cột. Hai vách của các gian này có bích họa, mỗi bên có 32 tranh vẽ.

Phần điện thờ có 3 gian: Gian giữa có khám thờ Quảng Trạch Tôn Vương. Phần trên của khám trang trí 2 rồng tranh châu, hoa lá sơn son thếp vàng. Hai bên có khám thờ "Bảo sanh đại đế" bên trái thờ "Thanh thủy tể sư" cũng trang trí hoa lá rồng mây, sơn son thếp vàng.

Trước các khám thờ có 3 bàn thờ hình chữ nhật bằng gỗ. Trên mỗi bàn có đặt một lư hương và hai hộp bằng đồng đựng đèn sáp. Riêng bàn thờ giữa có đặt thêm ba hộp kính đựng tượng.

Phía ngoài điện thờ trên sát mái chùa có treo ba hoành phi đối diện với khánh thờ "Thanh Thủy Tể Sư", Quảng Trạch Tôn Vương, Bảo Sanh Đại Đế, đặt trên 6 đầu dư hình rồng nhô ra đỡ lấy các hoành phi, dưới các đầu dư hình rồng có 3 bức tranh vẽ màu trên gỗ.

Ngoài Quảng Trạch Tôn Vương còn có hai vị thần được thờ ở hai bên trong gian chánh điện. Bên tả là Thanh Thủy Tể Sư, nguyên là thầy thuốc chữa bệnh cho nhân dân. Bên hữu là Bảo Sanh Đại Đế, có nhiệm vụ bảo vệ sanh mệnh các vị vua chúa.

Chùa Lâm

Chùa Lâm

Gọi là chùa Đông Dương vì chùa làm quay về hướng đông, hưóng mặt trời mọc.

Tên là chùa Trong: Là tên mà nhân dân địa phương gọi vì làng còn một ngôi chùa nhỏ làm sau ở phía ngoài làng, nhân dân gọi là chùa Ngoài, còn chùa chính gọi là chùa Trong. Tên này chỉ dùng trong phạm vi hẹp là thôn Phúc Lâm.

Tên là chùa Lâm : Là gọi theo tên làng Phúc Lâm. Đây là tên mà nhân dân ở xã và các xã xung quanh thường gọi chùa này.

Chùa Lâm nằm tại thôn Phúc Lâm trên mộ gò đất cao phía đầu làng. Chùa Lâm thờ Phật dòng đại thừa có nhiều tượng to và đẹp. Chùa được làm vào thời Lê (khoảng trước năm 1600) và có sự đóng góp tiền của, công sức của một vị tướng thời Lê là Nguyễn Thế Mỹ. Người đã được khắc bia công đức để ở tại chùa. Theo văn bia khắc năm Đức Long (1632) thì quận công Nguyễn Thế Mỹ tự là Vạn Phúc là người tài ba được nhà vua vô cùng yêu mến và tin dùng, được đảm nhiệm trọng trách trong nội phủ. Năm Quý Hợi, ông vâng mệnh vua cầm quân đánh giặc giữ nước và được giữ chức đại nguyên soái. Ông đã chấn chỉnh quân đội sau đó lệnh cho toàn lực lượng binh mã chiến thuyền, thủy, bộ đồng loạt tiến công. Bốn biển sạch bóng quân thù, nhân dân được sống trong cảnh thanh bình.

Ông đã cùng vợ là bà Lê Thị Đão, hiệu là Từ Tính, người phủ Thiên Thiên, lấy ruộng đất của mình chia cho dân cầy cấ những năm phục vụ triều đình, ông đã góp tiền của, công sức tu bổ ngôi chùa Lâm �

khang trang và to đẹp.

Hiện nay, tấm bia này được mang về để tại Bảo tàng hải Hưng. Đây là một tấm bia thời Lê đẹp. Bia cao: 2 m 25. Rộng 1,33 m. Được dựng vào thời Lê Thần Tông năm 1632, có họa tiết trang trí đẹp. Nó xứng đáng là một cổ vật của Hải Hưng và của cả nước.

Chùa có kiểu kiến trúc hình chữ Đinh. Trước cửa chùa thấy 1 tấm bia cổ có chạm khắc tinh xảo, đó chính là một cổ vất có giá trị.

Nhà Bái đường: Gồm 3 gian, mới được tu sửa lại. Được bố trí theo kiểu kèo cầu cánh bóng, mái lợp ngói tâ Hiên tại nhà bái đường có để một cỗ kiệu cùng với đôi hao gỗ. Chính điện: gồm có 3 gian, kiến trúc �

kiểu con chồng đấu kê.

Toàn bộ 3 gian chính diện bày kín tượng phật, có thể khẳng định được rằng đây là một kho tượng cổ, thể hiện nghệ thuật tạc tượng ở trình độ cao.

Với 29 pho tượng bày kín ba gian. mỗi pho một phong cách với nét mặt phúc hậu, đường nét hài hòa, nhiều pho tượng có niên đại sớm. Các bệ sen mềm mạ, cánh sen được chuốt dài, khỏe đã thể hiện nghệ thuật điêu khắc tài giỏi của nghệ nhân xưa.

Nhà tổ: Trước hình bát giác, hiện nay chỉ còn lại 1 gian nhỏ ở phía sau chùa. giữa là tượng tổ Bồ Đề �

Đạt ma. Phía Bắc cửa chùa còn 5 thápsư.

Như vậy, di tích chùa Lâm với tấm bia thời Lê, với vài chục pho tượng và những Bức điêu khắc gỗ còn lại xứng đáng là một nơi lưu giữ nền nghệ thuật điêu khắc cổ giúp cho ta thấy được tính kế thừa trong nghệ thuật điêu khắc và bàn tay tài hoa của nghệ nhân xưa, những người dã sống cách chúng ta ngót nửa thế kỷ.

Một phần của tài liệu Tài liệu Di tích lịch sử văn hóa ppt (Trang 46 - 49)