Đình Phú Lương

Một phần của tài liệu Tài liệu Di tích lịch sử văn hóa ppt (Trang 33 - 34)

Đình Phú Lương

Đình Phú Lương thuộc xã Quảng Phú Cầu, huyện Ưứng Hòa, tỉnh Hà Tây.

Đình Phú Lương ở đầu làng, trên roi đất cao vuông vức. Phía trước có dòng sông mới đào, xưa gọi là ngòi Bối. Xung quanh có cây cổ thụ, tán xòa trùm mái đình.

Đình Phú Lương thờ vị phúc thần có tên là Bạch Lợi. Ông là vị tướng giỏi dưới quyền chỉ huy của Cao Sơn và Quý Minh ở thời Hùng Vương thứ 18.

Hiện nay trong đình còn lưu giữ một cuốn thần phả được Nguyễn Bính chức Đông Các đại học sỹ làm ở Viện Hàn lâm phụng soạn niên hiệu Hồng Phúc tam niên (1574). Căn cứ vào cuốn ngọc phả này được biết sự tích vị thần như sau: Tiên tổ của Bạch Lợi ở huyện Hoằng Hóa thuộc Châu Aái. Bạch Lợi được vua gả 2 vị công chúa trong hoàng cung là Hoàng Phi và Hoàng Trung làm vợ. Đất nước thanh bình, các vị Tản Viên, Cao Sơn, Quý Minh cùng tướng dưới quyền là Bạch Lợi thường đi thăm thú núi sông. Một lần, qua thôn Phú Lương thấy dân thuần phong mỹ tục, cảnh trí sơn thủy hữu tình bèn lưu tướng Bạch Lợi cùng hai vị công chúa ở lại xây dựng hành cung, úy dụ nhân dân khai phá ruộng đồng. Bấy giờ có giặc ngoại xâm mang mấy chục vạn quân đến xâm lấn bờ cõi vua Hùng, vua triệu con rể là Tản Viên Sơn Thánh về hỏi kế đánh giặc. Sau đó giao Tản Viên Sơn Thánh thống lĩnh toàn quân, cắt cử các tướng Cao Sơn, Quý Minh cùng người vợ cả của tướng Bạch Lợi cầm quân dẹp giặc. Quân giặc đại bại. Sau đó, vua ban tước lộc khao quân mừng thắng lợi. Đất nước yên vui trở lại. Bạch Lợi lại về nơi quý địa xưa sống cùng vợ là Hoàng Trung ở thôn Phú Lương. Riêng Cao Sơn và Qúy Minh cùng người vợ cả của tướng Bạch Lợi là Hoàng Phi rời sang thôn Bầu, thôn Bỏi lập đồn binh và mở trường dạy học để mở mang dân trí.

Với công lao to lớn trên, sau ngày ông Bạch Lợi mất, dân thôn đã lập đền thờ, kế sau xây đình tôn ông là vị phúc thần làm thành hoàng phù trợ cho dân làng. Hiện nay, đình Phú Lương còn lưu lại 7 đạo sắc phong của các triều nhà nước phong kiến Việt Nam ban cho vị thần Bạch Lợi, xếp vào loại "Cảm ứng thông hiển phong công hậu đức, Uy liệt thông minh chí hùng lược, Bạch Lợi đại vương nguyên thuộc chính thần".

Di tích đình Phú Lương, xếp vào loại di tích lịch sử văn hóa kiến trúc nghệ thuật. Hình thức kiến trúc các vì kèo đình Phú Lương theo kiểu chồng giường, giá chiêng và cốn trên xà nách, kở bảy hậu và hiên. Đây là hình thức kiến trúc phổ biến ở đình thời Nguyễn.

Trong hậu cung, có những bệ tảng kê chân cột hình trống đồng có thắt cổ bồng, thân bệ trang trí hoa văn xen vạch nom rất duyên dáng.

ở vị trí hiện nay.

Nghệ thuật điêu khắc tập trung ở trên các bức cốn. Những tác phẩm này đều có niên đại Nguyễn muộn. Ơở 4 bức cốn gian chính, phía mặt phải chạm khắc cảnh "ngư long hí thủy". Đó là "rồng đen" lấy nước dưới đầm sen, theo dòng nước mát cá chép theo lên trời. Trong cảnh mây trời, các bạn rùa tung tăng đùa bỡn, phượng vỗ cánh bay lên trời ngắm nhìn, đầm sen nở rộ những đóa hoa, và đài hương tỏa nhụy thơm ngào ngạt. Phía sau có cảnh tùng, trúc, mai, điểu. Nghệ thuật dân gian dễ đưa cả các loài hươu, nai, chuột, ngựa vào tác phẩm.

Hai vì đầu đốc hồi, trang trí mặt hổ phù to lớn, từ đấu nóc lan xuống câu đầu để thay bộ chồng diêm trên vì kèo. Mặt hổ phù tạc trên tấm gỗ lớn và dày.

Các hiện vật thờ cũng đều chạm khắc cầu kỳ, đó là ngai thờ bài vị, kiệu bát cống, khám thờ, hạc gỗ, án gian (hương án), giá văn, sập thờ v.v...Trên thân các đồ thờ đều trang trí mô típ tứ linh: long, ly, quy, phượng

Một phần của tài liệu Tài liệu Di tích lịch sử văn hóa ppt (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w