Chùa Phú Thị

Một phần của tài liệu Tài liệu Di tích lịch sử văn hóa ppt (Trang 55)

Chùa Phú Thị

Chùa nằm ở phía Tây Bắc thôn Phú Thị, huyện Châu Giang, tỉnh Hải Hưng.

Nhân dân Phú Thị dựng chùa để tôn thờ các vị phật tổ đang cầu nguyện cho cuộc sống lương thiện, như giáo lý của đạo Phật khuyên dạ . �

Chùa Phú Thị được xây dựng vào năm 1885, chùa xây dựng kiểu chữ Đinh, cửa nhìn về hướng Tây Nam. Tòa tiền đường gồm 5 gian, kiến trúc theo kiểu chồng diêm, cao ráo, thoáng mát, bốn hàng cột lim đều đặn, xinh xắn tạo cho chùa thêm vững chắc hơn. Trên sà ngang gian trung tâm tiền đường được bài trí một cửa võng chạm nổi "Lưỡng long chầu nguyệt" sơn son thiếp vàng. Giáp tường phía trong đặt 6 pho tượng "ông Thiện, ông Aác, thần Sấm, thần Sét..." đã làm tăng vẻ uy linh và bớt phần trống trải của tiền đường. Hai đầu sóc tiền đường được xây vươn lên hai gác chuông vị khách.

Nối với gian trung tâm tòa tiền đường là 4 gian hậu cung. Đây là một kiến trúc khá đặc biệt: bệ kèo gỗ được gia công theo theo hình càng cua, trên trần gỗ theo hình cuốn vòm. Lối thiết kế này đã làm cho hậu cung như sâu thêm, làm cho cảnh phật thêm trầm tĩnh, ưu tư...Đó chính là thành công của kiến trúc tôn giáo Việt Nam thế kỷ 19. Hòa nhập với mái trần uốn cong ở trên, phía dưới được sắp đặt các bệ thờ rất cân xứng để các đồ tế tự và tượng phật.

Châu Giang là một trong những di tích còn khá nhiều hiện vật như bát hương, cây đèn, cây nến, lục bình, mâm bòng, ống hương, bia, câu đối, da..., choé, sậm, vu...Điều đặc biệt quan tâm và giá trị nhất trong số những hiện vật ở di tích là 3 pho tượng phật được sắp đặt có hệ thống ở 4 gian hậu cung.

Những pho tượng ở đây hầu hết được tạc bằng gỗ mít, có pho trông rất cân đối hài hòa và phần nào mô tả được tình cảm riêng tư của con người. Đó cũng kà một bước tiến trong nghệ thuật tạc tượng của tôn giáo Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tài liệu Di tích lịch sử văn hóa ppt (Trang 55)