Di tích Nọc Nạn

Một phần của tài liệu Tài liệu Di tích lịch sử văn hóa ppt (Trang 70 - 71)

Di tích Nọc Nạn

Nọc Nạn là tên một con rạch chạy từ lũng Non Vật phía tây bắc xã Phong Thạnh đổ ra kinh xáng Bạc Liêu - Cà Mau ngang quốc lộ I tại km 2215, cánh đồng ven rạch đó về phía đông gọi là đồng Nọc Nạn thuộc ấp 4 xã Phong Thạnh huyện Giá Rai - Minh Hải.

Vị trí

Nọc Nạn nằm về phía tây bắc huyện Giá Rai, cách huyện l khoảng 1.500m đường chim bay, cách quốc �

lộ I khoảng 800m về phía bắc.

Sự kiện Nọc Nạn năm 1928, là một bằng chứng, chứng minh tính đặc thù của chế độ thực dân cướp nước và bọn quan lại tay sai. Nó đã gây sự căm phẫn trong lòng nhân dân Nam Kỳ, giới ký giả người Việt và nỗi bất bình của người Pháp tiến bộ.

Cuộc đấu tranh nhân dân vùng Nọc Nạn, tuy không lan rộng thành một phong trào đều khắp trong huyện, tỉnh. Nhưng cuộc đấu tranh ấy vừa biểu hiện đặc điểm cuộc đấu tranh của quần chúng nông dân ở đồng bằng Sông Cửu Long và nghĩa khí phóng khoáng của người dân Nam Bộ ở vùng đất mới khai phá.

Khảo tả di tích:

Năm 1928 tại đồng Nọc Nạn nổ ra cuộc quyết chiến đẫm máu giữa những người giữ lúa, giữ đất - anh em ông bà Mười Chúc - chống lại những tên cướp lúa, cướp đất - bọn địa chủ cấu kết với thực dân Pháp. Sự kiện xảy ra trên sân phơi lúa của gia đình ông Mười Chúc. Nay di tích gồm 2 phần: sân phơi lúa và khu mộ ông bà Tám Luông (song thân ông Mười Chúc) - cùng các anh em ông, cách nhau khoảng 300m. Sân lúa là một khoảnh đất rộng khoảng 600m2 nằm ven rạch Nọc Nạn về phía đông, cách quốc lộ I khoảng 500m. Sân được đắp cao 40cm (so với mặt ruộng) được dùng để cất chòi giữ lúa và sân phơi lúa. Hiện nay sân phơi vẫn còn như nguyên trạng do con cháu của ông Mười Chúc sử dụng cất nhà ở và phơi lúa, chất rơm.

Khu mộ:

Sau khi song thân mất, anh em ông Mười Chúc đắp một nền mộ rộng khoảng 700m2, cao 50cm để an táng và xây nhà mồ. Sau sự kiện Nọc Nạn, những người bị thảm sát được chôn rải rác gần đó. Đến năm 1963 được quy tập về khu mộ những người anh em ông Mười Chúc mất sau này cũng được an táng tại đó. Khu nhà mồ thờ ông bà Tám Luông rộng 30m2 tường xây cao 1,20m cửa quay về hướng nam được xây bằng gạch thẻ chừa ô khoảng cách 1-1. Tường bao từ mặt đất lên hàng gạch trống được xây kín, cao 40cm, gạch thẻ xây vuông 30x30 - hai bên cổng cách mặt đất 40cm xây táp lô đúc sẵn hình chữ thọ, mỗi cạnh 20cm. Phần trong cùng là bàn thờ có mái che uốn cong đúc bê tông cốt thép 20x20, bệ thờ cách nền 50cm. Bài trí đơn giản, nền được lát gạch bông 20x20 màu đỏ- vàng xen kẽ (đã phai màu). Bên trong tường là hai ngôi mộ ông Tám Luông (phía tây) và bà Tám Luông (phía đông) quay ra hướng cổng (phía

nam). Kích thước 2m x 0,8m x 1,05m (hai ngôi mộ bằng nhau) nấm xây tròn là khối hình thang cạnh trên 0,80m, cạnh dưới 1m - mặt trước ghi tên, năm mất. Trang trí xung quanh hoa văn đắp nổi chạy dọc gần 4 đường xung song song. Hai ngôi mộ cách nhau 1,5m.

Ngoài khu nhà mồ, trên nền mồ còn có 7 ngôi mộ xây (1,2,3,4,5,6,7). Một ngôi mộ đất số (5) ( theo vị trí bản vẽ kỹ thuật).

Các di vật trong di tích:

Hiện nay bảo tàng Minh Hải đang lưu giữ ảnh các người bị thảm sát, những người tham gia đấu tranh của bọn địa chủ thực dân cướp đất. Ngoài ra còn có 1 ảnh chân dung các trạng sư biện hộ cho gia đình nạn nhân.

Với bản chất tham lam xảo quyệt - bọn địa chủ tìm cách cướp hơn 50ha đất của gia đình ông Mười Chúc. Thế nhưng ông Tư Tại - anh ông Mười Chúc đã khôn khéo dựa vào luật pháp - mặc dù là luật pháp thực dân để khiếu tố. Sự việc trở nên phức tạp hơn khi Mã Ngân - một địa chủ địa phương không tìm ra cách nào để chiếm đất, kể cả việc làm phái lai giả. Chúng đã nhờ đến hiến binh Pháp dùng vũ lực đến để cướp lúa nhà ông Mười Chúc. Cho đến lúc chúng kéo vào, mặc dù là nông dân ít học, thật thà, anh em ông cũng đủ sáng suốt để ra thương thuyết, tránh bạo động. Cho đến khi tên hiến binh Tournier đánh úp trong ngã xuống , sự chống trả quyết liệt dẫn đến đổ máu của anh em ông Mười Chúc mới nổ ra.

Mặt khác khi tòa án xử, mặc dù bị kết tội bạo loạn chống công quyền thế nhưng được dư luận ủng hộ, kể cả hai trạng sư người Pháp tên là Fevaco và Thcon. Bên cạnh đó, báo chí tiến bộ đều có bài viết bênh vực gia đình ông Mười Chúc đã đòi được đất - Một mảnh đất thấm máu bao nhiêu người thân trong gia đình.

Một phần của tài liệu Tài liệu Di tích lịch sử văn hóa ppt (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w