Di tích Rạch Gầm Xoài Mút

Một phần của tài liệu Tài liệu Di tích lịch sử văn hóa ppt (Trang 72 - 73)

Di tích Rạch Gầm Xoài Mút

Trận Rạch Gầm - Xoài Mút xảy ra trên sông Tiền (còn gọi là sông Mỹ Tho) thuộc địa phận 4 xã Kim Sơn, Thới Sơn, Song Thuận, Bình Đức thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Nơi xảy ra trận đánh cách thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) 7 km về phía Tây.

Sau khi thua liểng xiểng ở sông Sài Gòn vào các năm 1782, 1783, Nguyễn Aánh và các tướng tá hầu cận chạy ra các đảo Thái Lan lẩn trốn. Lúc bấy giờ vua Xiêm mới lên ngôi, tên là Chất Tri (Chakri). Cũng như các triều vua trước, Chất Tri cũng đang nuôi tham vọng biên thùy. Nhân lúc Châu Văn Tiếp, cận thần Nguyễn Aánh sang cầu viện, Chất Tri làm ra bộ hào hiệp mới Nguyễn Aánh và đồng bọn đang long đong trên biển vào Xiêm, tiếp đãi hậu hĩ và tỏ ý giúp đỡ bằng quân sự. Thế là Nguyễn Aánh cùng bọn tay sai đã cam tâm rước giặc vào nhà. Mặc dù đang có chiến tranh với Miến Điện, Chất Tri đã cấp tốc chuẩn bị sai Chiêu Tăng và Chiêu Sương đem ba vạn quân binh cùng số tàn quân Nguyễn Aánh kéo vào nước ta. Được cấp báo, Nguyễn Huệ kéo quân từ Quy Nhơn vào Gia Định rồi đến Mỹ Tho, tổ chức trận địa đánh quân Xiêm xâm lược trên đoạn đến Mỹ Tho, giữa hai con Rạch Gầm - Xoài Mút. Đêm ngày 19 rạng ngày 20 tháng giêng năm 1785 (mùng 9 tháng chạp năm Giáp Thìn). Anh hùng Nguyễn Huệ, người lãnh tụ kiệt xuất tài ba của phong trào nông dân thế kỷ XVIII, đã nhận chìm 300 chiến thuyền giặc, tiêu diệt hàng vạn quân Xiêm cùng hàng ngàn quân của tên chúa phong kiến Nguyễn Aánh.

Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút là kết quả của cuộc chiến tranh nông dân đã dấy lên tới mức không thế lực phản động nào có thể đè bẹp nổi, nó chứng minh sức lực trí tuệ, tài năng của dân ta trong sự nghiệp giữ nước, khi giai cấp phong kiến thống trị đã trở thành kẻ phản bội quyền lợi của dân tộc, của nhân dân.

Trận Rạch Gầm - Xoài Mút của Nguyễn Huệ chỉ huy "đánh một trận sạch sanh kinh ngạc, đánh hai trận tan tác chim muông" đã giáng một đòn sấm sét vào quân Xiêm - Nguyễn, thu hồi phần đất của tổ quốc bị xâm lược và làm tiêu tan tham vọng xâm lăng của kẻ cướp láng giềng khiến chúng "sợ quân Tây Sơn như cọp".

Hàng năm, vào ngày 20 tháng giêng, địa phương có tổ chức sinh hoạt các trò chơi truyền thống: bơi, đua thuyền, mỗi thuyền có 3 hoặc 4 tay chèo bơi vuợt sông Rạch Gầm.

Sở Văn hóa thông tin và bảo tàng Tiền Giang đã quy hoạch, xây lại Kim Sơn để dựng bia chiến thắng nhân dịp kỷ niệm 210 năm ngày xảy ra trận đánh hào hùng này.

Một phần của tài liệu Tài liệu Di tích lịch sử văn hóa ppt (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w